Pages

Saturday, May 25, 2013

"Bình Ổn" Thị Trường Vàng - Lẩn quẩn "bình ổn"

Từ năm 2008 cho đến năm 2011, thị trường vàng đã có nhiều bất ổn. Việc hạn chế xuất khẩu vàng bằng cách tăng thuế từ 10% lên 15% và cấp quota nhập khẩu vàng theo hình thức bị động "xin-cho" gần như chỉ đem lại kết quả trong ngắn hạn. Đặc biệt, từ cuối năm 2009, nhà nước đã bắt đầu dùng quyền lực của mình để can thiệp mạnh tay vào thị trường vàng. Bắt đầu bằng việc sàn vàng bị đưa ra khỏi vòng pháp luật, hạn chế (năm 2010) và rồi ngưng hẵng (năm 2011) các hoạt động tín dụng vàng, thị trường vàng trong nước vẫn không thể ổn định theo như ý muốn của chính phủ và ngân hàng nhà nước (NHNN). Chính vì thế nhiều biện pháp mạnh tay hơn đã được chính phủ thông qua hòng để NHNN bình ổn thị trường vàng nhằm ổn định tỷ giá, chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô theo tinh thần của Nghị Quyết 11/NQ-CP của chính phủ về chống lạm phát. Biện pháp cuối cùng là đưa thị trường vàng vào cảnh ngăn sông cấm chợ bằng nghị định 24/2012/NĐ-CP.

Giao Dịch Một Chiều
Có thể nói, việc thị trường vàng thế giới tạo ra những đợt sóng giá cao rồi lại thấp đem lại sự hứng thú và hấp dẫn những nhà đầu tư tham gia lướt sóng. Khi có sàn vàng NĐT lướt sóng trên sàng vàng bằng việc đặt lệnh. Với sự hổ trợ nhanh nhẹn và đơn giản của phần mềm giao dịch, nhà đầu tư có thể lướt sóng ngắn, trung và dài hạn. Nhưng khi sàn vàng bị đưa ra khỏi vòng luật pháp, việc lướt sóng hưởng chênh lệch bắt đầu đòi hỏi nhiều công sức hơn vì NĐT sử dụng vàng vật chất để lướt sóng nhưng đã không ít NĐT vẫn đeo bám theo cách này để kiếm tiền và hưởng chênh lệch. Khi đó, bất chấp việc cấm đoán của nhà nước, thị trường vàng tự do đã có những phiên giao dịch xung túc và cảnh chen nhau mua vàng của người dân gần như là "chuyện thường ngày ở huyện". Chưa có giai đoạn nào mà hành động hợp pháp là mua và đầu tư vàng của người dân lại bị lên án mạnh như vậy. Việc mua vàng của người dân bị cho là ảnh hưởng đến nền kinh tế, là chôn vốn vào vàng và là làm tăng nhập siêu. Hành động kiếm tiền chính đáng và bảo về tài sản của người dân trước một nền kinh tế đanh suy thoái, có lạm phát cao chóng mặt, chứng khoán và thị trường bất động sản đang bong bóng bị coi như là nguyên nhân thay vì hệ quả tất yếu.

Việc "chửa cháy" cho sốt vàng bằng cách nhập khẩu chưa bao giờ được nhà nước coi như biện pháp lâu dài vì nó bị coi là nguyên nhân khiến thị trường ngoại hối hổn loạn. Trên thực tế, NHNN luôn cho rằng đầu cơ là nguyên nhân gây ra hổn loạn. Và cũng chưa một lần, NHNN công khai thừa nhận vấn đề là Việt Nam không sản xuất được vàng và nguồn cung chủ yếu từ việc nhập khẩu vàng dẩn đến thị trường vàng trong nước luôn có một độ trể nhất định so với thị trường thế giới. Và chính vì không thừa nhận điều đó, chính phủ đã có những phát pháo mạnh tay hơn bắn vào thị trường vàng nhằm dập tắt đầu cơ. Sau khi ban hành nghị quyết 11/NQ-CP về kiềm chế lạm phát bằng thắc chặc tiền tệ (trong đó có đề cập đến quản lý chặc thị trường vàng), ông Nguyễn Tấn Dũng - thủ tướng chính phủ - đã xem thị trường vàng miếng tự do như một vệt phấn trên bảng đen và tuyên bố "dứt khoát xoá bỏ kinh doanh vàng miếng tự do". Thêm vào đó, nhiều khả năng vàng miếng sẽ chỉ được bán cho các đầu mối do chính NHNN cấp phép và người dân sẽ không được phép mua vàng.

Tuyên bố đó cũng như những quyết định cang thiệp thị trường vàng khác của chính phủ đã được nhiều chuyên gia can ngăn. Ông Đổ Minh Phú - chủ tịch tập đoàn vàng bạc đá quý Doji - đã bày tỏ lo ngại nêu vàng chỉ được giao dịch một chiều thì sẽ tạo ra một thì trường ngầm. Ông Nguyễn Thanh Trúc - chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Vàng Agribank, kim phó chủ tịch Hiệp hôi kinh doanh vàng Việt Nam - cũng cho rằng việc quản lý một chiều sẽ khó thành hiện thực. Vì ông Trúc cũng đồng quan điểm với ông Phú cho rằng việc chỉ bán vàng một chiều sẽ tạo ra su thế nhập lậu và hình thành một thị trường vàng ngầm nhằm thoả mãng nhu cầu mua vàng với người dân. Ngoài ra, vào năm 2011, Việt Nam đã có 10 doanh nghiệp sản xuất và phân phối vàng miếng, việc cho "xoá thị trường vàng tự do" khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp kinh doanh vàng. Ông Nguyễn Thành Long - tổng giám đốc công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC - và bà Nguyễn Ngọc Quế Chi - tổng giám đốc Công Ty Sacombank SBJ - cho rằng việc cấm kinh doanh sẽ làm các doanh nghiệp thiệt hại hàng tỷ đồng cho việc ngưng dập vàng miếng.

Vì đã có tiền lệ cấm sàn vàng (hoạt động không trái pháp luật) và hạn chế tín dụng vàng (hoàn toàn phù hợp với pháp luật), việc lên tiếng xoá bỏ thị trường vàng tự do cũng khiến nhiều người lo ngại điều đó sẽ thành hiện thực. Người dân đã chuyển hướng qua mua vàng trang sức và vàng nhẫn tròn. Có thể nói, vàng luôn là một phần trong đời sống của người dân. Thế nhưng, bất chấp những hiện tượng và con số báo cáo thống kê trên toàn nền kinh tế của Hội Đồng Vàng Thế Giới quá rỏ ràng là người dân có nhu cầu tích trử vàng, NHNN vẫn khăng khăng rằng người dân không hề có nhu cầu mua vàng và giá vàng tăng cao là do bị làm giá và đầu cơ. Phó thống đốc NHNN, ông Nguyễn Đồng Tiến đã dựa trên một thống kê ngắn hạn và cho rằng "tình trạng đầu cơ vàng lớn ở hai thành phố, phần đông dân cư dự trữ tài sản bằng vàng không nhiều và không có nhu cầu kinh doanh vàng. Vì vậy, tác động của việc ngừng huy động và cho vay vốn bằng vàng đối với đại đa số người dân, nhất là ở địa bàn nông thôn là không lớn."

Không nhanh như những dự thảo khác về quản lý thị trường vàng, việc "xoá bỏ" thị trường vàng tự do, một thị trường lớn và đã có nhiều ý kiến cho rằng phản đối của dư luận sẽ khiến cho chính phủ và NHNN phải thay đổi quyết định của mình. Đặc biệt, khi bộ chính trị "yêu cầu đảm bảo lợi ích hợp pháp của người có vàng và ngoại tệ, quan tâm đúng mức nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp và nhân dân, tránh tạo ra các "cú sốc" về tâm lý gây bất ổn xã hội." Mặc dù, bộ chính trị chưa bao giờ lên tiếng phản đối việc xoá bỏ thị trường vàng tự do, nhưng bộ chính trị có yêu cầu NHNN phải xem xét để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người dân. Và NHNN đã cam kết xây dựng dự thảo quản lý thị trường vàng tôn trọng kết luận của bộ chính trị. Về sau, việc giao dịch vàng một chiều đã bị bỏ ra khỏi dự thảo về quản lý thị trường vàng thay vào đó người dân sẽ được giao dịch vàng tại những địa điểm do NHNN cấp phép. Có lẽ chính vì kết luận đó của bộ chính trị và sự nhượng bộ của NHNN, trong suốt một năm 2011, việc kinh doanh vàng miếng tự do vẫn diển ra một cách bình thường, nhưng những đầu mối kinh doanh vàng vẫn không khỏi lo ngại và cố gắng tìm đường ra khác cho việc kinh doanh vàng.

Xuất siêu nhờ vàng
Giữa năm 2011, thị trường vàng trước sự áp đặt của quyền lực nhà nước, giá vàng trong nước trước đà thoái của giá thế giới đã có cảnh đảo chiều chênh lệch. Các doanh nghiệp đã nắm bắt thời điểm này để xuất khẩu vàng nhằm thu lợi từ việc chênh lệch giá. Trước tình thế này nhiều người lo ngại vàng trong nước sẽ bị chảy máu ra nước ngoài và nhiều khả năng sẽ làm hụt nguồn cung trong nước. Trước đó, nhà nước đã có sự hạn chế xuất khẩu vàng bằng cách cấp quota xuất khẩu vàng miếng và vàng nguyên liệu cho một số đầu mối nhất định và tường chừng như cơ chế này sẽ hạn chế được việc chảy máu vàng. Nhưng, trong khi đó, cơ chế cho vàng nữ trang và mỹ nghệ vẫn là xuất đi với thuế xuất là 0% và chính kẻ hở này đã được khai thác. Chính vì thế, ở thời điểm này người ta đã có thể thấy được lần đầu tiên, hàng trang sức và mỹ nghệ bằng vàng được xuất đi ồ ạt đến như vậy. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011, đã có 20 tấn vàng được xuất đi dưới dạng này. Theo ước tình của Hiệp Hội Kinh Doanh Vàng Việt Nam, thì cứ mỗi tấn vàng xuất đi doanh nghiệp có thể kiếm lời được gần 2 tỷ VND. Nhưng với đà thu hẹp dần chênh lệch của giá trong và ngoài nước, hiện tượng xuất vàng đi có thể chậm lại vào tháng 7, 8.

Việc xuất khẩu một số lượng lớn vàng dưới dạng vàng trang sức đã rung lên hồi chuông cảnh báo cho chính phủ. Ngay sau đó, việc áp thuế cho vàng trang sức và mỹ nghệ có tuổi 99,99% đã được thi hành nhằm giảm hiện tượng chảy máu vàng. Có thể thấy thời điểm này, chính phủ vẫn còn rất ngây thơ khi vẫn còn phân biệt tuổi vàng, vàng miếng và vàng trang sức mà quên rằng vàng chỉ là vàng và dù dưới hình thức nào thì nó vẫn được chấp nhận. Và vì chính sách áp thuế cho vàng trang sức và mỹ nghệ có tuổi 99,99%, doanh nghiệp đã nhanh nhẹn và hạ tuổi vàng xuống và xuất khẩu đi. Một tháng sau đó, nhận ra hiện tượng hạ tuổi vàng để né thuế xuất đã khiến nhà nước hạ tuổi vàng phải chịu thuế của vàng nữ trang mỹ nghệ xuống còn 80% và áp thuế. Khi đó, doanh nghiệp đã ồ ạt xuất khẩu vàng đi trước khi bị áp thuế. Nhờ có hiện tượng ồ ạt xuất khẩu vàng hưởng chênh lệch của các doanh nghiệp, 2,4 tỷ USD đã được thu về và doanh nghiệp cũng kiếm lợi không ít từ việc đó nhưng điều quan trong là con số xuất khẩu này đã làm đẹp cho cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam. Điều thiệt hại duy nhất là nhà nước đã không thu được gì từ việc đó. Ngoài ra, việc ồ ạt xuất khẩu vàng của các doanh nghiệp sau đó đã bị dư luận coi là nguyên nhân gây ra bất ổn thị trường vàng sau đó không lâu.

Trò chơi nhà chòi
Bất chấp sự quyết tâm của chính phủ và NHNN và kể cả những rào cản và thậm chí là trù dập bằng báo chí, người dân vẫn xem vàng như một bức tường che chắn họ trước cơn bảo lạm phát của nền kinh tế và là một món đầu tư có lời. Hơn nữa, trước những tin xấu của kinh tế thế giới, giá vàng thế giới đã liên tục tăng nhưng do hạn chế xuất khẩu mạnh nên giá vàng trong nước vẫn bình chân như vại trước đà tăng của thế giới thậm chí còn thấp hơn so với thế giới. Nhưng, khi hiện tượng này kéo dài các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã lợi dụng và lách luật để xuất khẩu một số lượng lớn vàng đi nước ngoài đã khiến cho nguồn cung thiếu hụt và đã tạo ra một đợt tăng mạnh giá vàng trong nước.

Khi giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới gần 1,000,000₫, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng xin nhập khẩu vàng để đập ngay sự khang hiếm của nguồn cung vàng trong nước. Nhưng hình thức cấp quota theo kiểu "xin-cho" đã khiến phản ứng thị trường của các doanh nghiệp diển ra rất chậm chạp. Cùng với việc đồng loạt gom một lượng lớn USD để nhập khẩu vàng đã đẩy tỷ giá USD/VND lên cao. Và một lần nữa đã khiến cho sự chênh lệch của vàng trong nước là vàng thế giới lên gần 4,400,000₫. Khi đó, hành động ồ ạt xuất khẩu vàng của các doanh nghiệp đã bị lên án dữ dội. Có những ý kiến cho rằng chính vì nhà nước siết hoạt động xuất khẩu vàng bằng cách áp thuế cao nên các đầu mối kinh doanh vàng quay ra làm giá thị trường. Nhưng nhận định này lại quên rằng, một lần nữa trong suốt nhiều tháng Việt Nam không nhập khẩu vàng, kèm theo trong 8 tháng liền một số lượng lớn vàng đã bị xuất đi. Nay khi giá vàng thế giới tăng mạnh, hấp dẩn nhà đầu tư trong nước, việc nhu cầu tăng mạnh nhưng nguồn cung lại chậm khiến giá tăng cao cũng không có gì là quá khó để lý giải. Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân Hàng Nhà Nươc chi nhánh TP.HCM - đã lý giải "Mọi thứ đều diễn ra ổn định và không có dấu hiệu bất thường về đầu cơ, làm giá. Vàng miếng trong nước ngày hôm nay tăng mạnh là do giá thế giới đang tăng nhanh"

Nhưng khi đó, tân thống đốc NHNN, ông Nguyễn Văn Bình, lại có một lý giải khác. Cũng giống như ông Giàu trước hiện tượng tăng mạnh giá trong nước và tạo ra chênh lệnh cao giữa giá trong nước và thế giới, ông Bình cũng kết luận ngay đó là hành động lũng đoạn thị trường của giới đầu cơ. Tuy nguyên nhân giới đầu cơ gây lũng đoạn thị trường đã được đưa ra trong suốt nhiều năm nhưng chưa một lần NHNN có thể xác định đích danh ai là kẻ đầu cơ. Ngoài ra, khi lần đầu phát biểu trước dư luận, ông Bình đã khẳng định "Kinh nghiệm cho thấy nếu giá trong nước cao hơn thế giới trên 400.000 đồng là không ổn, bắt đầu có hiện tượng đầu cơ, làm giá. Dưới mức này thì chấp nhận được". Ngoài ra, ông cũng chia sẽ ý định sẽ quy quản lý, huy động vàng về một mối là NHNN. Ông nói "Nếu kinh doanh có hiệu quả như chúng ta mong muốn thì tốt, nhưng cũng rất rủi ro. Vậy tại sao không để Ngân hàng Nhà nước thay mặt nhà nước huy động số vàng đó? Dân sẽ có chỗ gửi vàng an toàn mà Nhà nước lại tận dụng được để tăng dự trữ ngoại hối, khi cần có thể chuyển đổi ra đồng vốn kinh doanh hoặc can thiệp thị trường khi cần thiết"

Năm 2011, ta thấy được sự cực đoan của hiện tượng chênh lêch giá vàng và một thực trạng tồn tại là Việt Nam không hề có nguồn tự cung vàng cho thị trường trong nước và gần như toàn bộ nhu cầu vàng trong nước là được thoả mảng bởi nhập khẩu. Nhưng vào thời điểm quý 3 và 4 năm 2011, giải pháp nhập khẩu vàng đã quá chậm chạm và quá yếu, vì chỉ có một nhóm nhỏ doanh nghiệp được tham gia vào hoạt động này. Chính vì thế việc nhập khẩu vàng gần như không thể kềm hảm được đà tăng của giá vàng trong nước. Trước tình thế nhập khẩu vàng không thể hạ nhiệt thị trường, ngày 6/10/2011, ông Bình, để giữ lời hứa của mình với dân chúng, đã cho thành lập một tổ bình ổn thị trường gồm 5 Ngân Hàng (ACB, Đông Á, Eximbank, Sacombank và Techcombank) và SJC bán vàng ra để bình ổn thị trường , gọi tắt là G5+1. Giải pháp là các ngân hàng này sẽ bán số vàng đã được huy động ra để cung ứng cho thị trường nhằm hạ nhiệt thị trường. Song song với việc bán vàng huy đông, NHNN đã cho các NHTM cân đối vàng huy động đã bán bằng cách mua vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Có thể nói, khi đó vàng tài khoản, thứ bị xem là nguyên nhân gây bất ổn thị trường, và chuyển đổi tín dụng vàng, thứ bị xem là nhiều rủi ro tiềm ẩn, nay lại được quay lại xem xét như là một giải pháp làm ổn định thị trường. Nhưng đó chỉ là là một giải pháp tạm thời, ngoài ra, việc thực hiện giải pháp này là trái với Thông tư 10/2010/TT-NHNN và Thông tư 22/2010/TT-NHNN. 

Chỉ sau 2 ngày khởi động, giải pháp này của ông Bình được xem là mới mẽ, là đi đúng hướng, là bình ổn được thị trường và được nhiều chuyên gia ủng hộ. Ông Lê Thẩm Dương -Trưởng khoa quản trị kinh doanh Đại học Ngân hàng TP.HCM - cho rằng "ưu điểm của giải pháp này là ngân hàng được tham gia bán vàng ra cùng với các doanh nghiệp, giúp nguồn cung phong phú mà không phải nhập vàng tốn USD. Đi kèm đó, việc cho phép kinh doanh vàng tài khoản sẽ giúp thị trường trong nước liên thông với vàng thế giới."  TS. Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa tài chính ngân hàng Đại học Mở TP.HCM - đồng tình và cho rằng "điều này cần được làm sớm hơn. Bởi, sự chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới thời gian qua quá cao và kéo dài trong một thời gian. Điều này đã tạo cơ hội cho các thế lực đầu cơ, làm giá, gây bất ổn thị trường." Cho đến thời điểm này, khó có thể nói là vì đầu cơ làm lũng đoạn thị trường hay thiếu hụt nguồn cung làm lũng đoạn thị trường. Nhưng qua nhận xét của hai vị này ta có thể thấy rằng chính sự thiếu hụt nguồn cung là nguyên nhân chủ yếu

Ngoài, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng sau việc bán vàng huy động để bình ổn thị trường "hướng đi tiếp theo cần phải mở sở giao dịch vàng. Nếu có sở giao dịch vàng hoạt động như sở giao dịch chứng khoán thì Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp đứng ra quản lý và khi cần có thể mua bán vàng qua tài khoản với nước ngoài. Điều này sẽ giúp cho Ngân hàng Trung ương quản lý được dòng ngoại tệ ra vào qua kênh vàng". Nhưng ý kiếm ngược lại cho rằng giải pháp thành lập nhóm G5+1 và lập vàng tài khoản để cân đối trạng thái đều là tạm bợ. Ông Bùi Kiến Thành cho rằng "không thể để tình trạng người dân muốn mua bao nhiêu vàng cũng được, tích trữ bao nhiêu thì để ở nhà ngần đó vì như thế nền kinh tế sẽ không vận động được." Ông Thành cho rằng " cần phải chấm dứt tình trạng tự do mua bán vàng, tự do “ôm” ngoại tệ đi mua vàng của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam."

Được xem như là một giải pháp đầy sáng tạo của ngài tân thống đốc vì khơi thông nguồn tín dụng 100 tấn vàng trong các NHTM và ông đã nhận được nhiều lời ca ngợi. Nhưng những lời ca ngợi này lại quên đi một vấn đề việc ngân hàng bán vàng ra để bình ổn thị trường là dùng nguồn từ huy động trong dân mà ra. Điều đó cũng có nghĩa là dùng vàng của dân để bán lại cho dân. Cứ cho rằng nó tạo được nguồn cung tạm thời nhưng không phải sau đó đến hạn tất toán theo thông tư 11/2011/TT-NHNN do NHNN ban hành vào cuối tháng 4/2011, thì các ngân hàng này sẽ phải mua một khối lượng vàng tương tự để cân đối. Điều đó vẫn sẽ dẩn đến khang cung và cần nhập khẩu vào một thời điểm khác. Ngoài ra, việc này còn tạo rủi ro cho không chỉ việc huy động vàng mà còn việc gửi vàng vào ngân hàng của người dân. Trên thực tế, giải pháp này chỉ đưa thị trường vàng vào một vòng lẩn quẩn và không có lối ra.

Việc bán vàng bình ổn do nhóm G5+1, được cho là thu hẹp được khoản cách giữa trong nước và thế giới nhưng vẫn còn có một khoản chênh lệch hơn 1,000,000₫ giữa giá trong nước và thế giới. Chênh lệch này được ông Nguyễn Công Trường - Phó phòng kinh doanh Công ty SJC - lý giải là do vàng được nhập theo giá USD tự do nên giá vàng tính theo giá USD tự do (khi đó là 21,500₫), nên nếu so sánh với giá vàng quy đổi theo giá USD niêm yết của Ngân Hàng thì sẽ có sự chênh lệch. Nhưng lý giải này nhanh chóng bị phản bác, vì vàng mà nhóm G5+1 vốn dĩ không phải vàng nhập khẩu mà là lấy nguồn từ vàng huy động trong dân mà ra, cho nên dùng tỷ giá USD tự do để tính giá vàng là bất hợp lý và đó chính là hành động kiếm lợi phi nghĩa. Ngoài ra, để có thể mua được vàng bình ổn thì người mua bị "khuyến khích" phải gửi lại ngân hàng bằng không sẽ không được mua vàng. Hơn nữa, việc chỉ một nhóm nhỏ được phép bán vàng gây ra lo ngại nhóm này sẽ làm giá thị trường và tạo ra lợi ích nhóm.
Read More..

Saturday, May 18, 2013

Thống Kê Sơ Bộ Về Đấu Thầu Vàng (Cập Nhật 18/05/2013)

Nay đã là qua 19 phiên đấu thầu vàng miếng trong nước với tổng số là 476,400 lượng vàng (tổng trị giá 19,963,017,000,000₫) đước ngân hàng nhà nước (NHNN) tung ra thị trường với ý nghĩa để "bình ổn thị trường" với mức giá cao nhất 43,810,000đ trong phiên thứ nhất vào ngày 28/03 và mức giá thấp nhất tính tới thời điểm ngày 16/05 ở mức 38,670,000đ. Bài này sẽ thống kê về lượng, tổng lượng và giá (trong nước, thế giới và bình ổn) sau mỗi phiên đấu thầu.

Lượng Đấu Thầu



Có thể nói ngoại trừ phiên đấu thầu đầu tiên vào ngày 28/03 được xem như là không thành công. Với mức giá chào bán khá cao 43,810,000đ và với mức trúng thầu thấp 2,000 lượng trên 26,000 lượng chào. Lý do chính được đưa ra là vì giá khá cao và người mua vẫn còn đang ở thế thăm dò và kết quả trúng thầu thấp là hoàn toàn nằm trong dự đoán của NHNN - theo một phát biểu của đại diện NHNN. Ngoài ra ở các phiên thứ 5, 6, 8, 9 là có lượng chào thầu cao đột biến. Kể từ phiên thứ 10 đến này thì lượng chào thầu chỉ nằm ở mức 26,000 lượng cho 1 phiên.

Có lẽ đó cũng là lý do để NHNN đã có động tác điều chỉnh giá xuống trong những phiên kế tiếp vào ngày 04/04, 05/04, 09/04 và 10/04 với mức giá lần lược là 43,230,000đ, 43,200,000đ, 43,300,000đ và 43,300,000đ. Việc điều chỉnh giá tương đối thấp hơn so với giá vàng thì trường trong nước khiến số lượng vàng trúng thầu của phiên 2, 3, 4 và 5 đều cao và chênh lệch giữ lượng chào bán và trúng thầu chỉ nằm ở mức vài trăm lượng là gần như không đáng kể. Tuy nhiên, vào phiên đấu thầu thứ 5 tuy với mức trúng thầu là 39,200 lượng cùng với mức bỏ thầu lên đến 47,000 lượng đã khiến NHNN quyết định tăng số lượng chào bán lên 52,000 lượng vào phiên thứ 6.

Nhưng đến phiên thứ 6 diển ra vào ngày 12/04 NHNN chào bán 52,000 lượng và với mức giá 42,970,000đ giá tương đối cao hơn giá mua vào lúc đó là 42,850,000đ và thấp hơn giá bán ra là 43,000,000đ, cùng với động thái giảm giá của vàng thế giới vào cùng thời điểm đã khiến phiên đấu thầu thứ 6 đã không thành công như mong đợi và đã có 12,000 lượng vàng bị bỏ lại. Điều bất ngời nhất là phiên đấu thầu thứ 7 diển ra vào ngày 16/04 ngay sau khi giá vàng thế giớ "rơi tự do" và chạm đáy, NHNN đã chào bán 26,000 lượng - giảm mạnh so với phiên thứ 6 - với mức giá 38,670,000đ - cũng là phiên giảm giá mạnh và thậm chí dưới giá thị trường 38,800,000đ. Nhưng kể từ phiên thứ 8 đến phiên thứ 12 thì giá sàn do NHNN bắt đầu tằng trở lại và quay đầu giảm nhẹ từ phiên 13 đến 19. Số lượng trúng thầu từ phiên thứ 15 trở đi có dấu hiệu thấp xuống và lý do cũng như với phiên 1.

Tính tới thời điểm này 476,400 lượng vàng được trúng thầu với giá bình quân sau 19 phiên đấu thầu mà ta có thể thống kê được nằm khoản 41,904,000đ/lượng. Khá cao và với mức giá vàng thế giới như hiện nay việc kéo giá vàng trong nước về gần với giá vàng thế giới là chuyện khó mà thực được.

Đồ thị giá vàng



Trong biểu đồ này ta có thể thấy được rằng giá đấu thầu (đường màu đỏ) lúc nào cũng cao hơn giá thị trường (đường màu xanh lá) mua vào đầu phiên giao dịch ngoại trừ buổi đấu thầu ngày 04/04 (phiên thứ 2) và ngày 16/04 (phiên thứ 7 cũng là lúc giá vàng thế giới rơi tự do). Điều này có thể thấy giá mà các doanh nghiệp đấu thầu đã phải mua vàng mắc hơn giá mà họ có thể mua được từ thị trường.

Phân tích về biên độ giá thế giới (đường màu xanh dương) so với giá trong nước (đường màu xanh lá) sau 15 phiên. Trong 5 phiên đấu giá đầu, nhìn chung ta có thể thấy được là giá vàng trong nước và giá vàng thế giới gần như song hành nhau. Nhưng khi đến phiên thứ 6 (12/04) và phiên thứ 7 (16/04) khoản cách này được thu hẹp khá lớn và khá độ ngột. Nhưng ngay sau đó từ phiên thứ 8 cho đến phiên thứ 12, mặc dù giá vàng thế giới đã lấy lại đà và đang tăng nhưng biên độ chênh lệch này được giản rộng ra một trong những nguyên nhân là giá sàn của những phiên trước là khá cao và chỉ với một hai phiên giảm giá cũng không thể kéo giá xuống được. Điều này hiển nhiên là một dấu hiệu không tốt cho nền kinh tế vì nó sẽ là mồi nhữ cho buôn lậu vàng về Việt Nam và gây thất thu cho ngân sách nhà nước từ việc nhập khẩu vàng. Nhưng sau phiên thứ 13 cho đến nay giá vàng trong nước với độ chênh lệch gần 6,000,000đ với giá thế giới gần như không hấp dẩn người mua cùng với vàng thế giới không giảm đà tăng đã khiến sự chênh lệch này có phần thu hẹp lại còn khoản trên 4,000,000đ.

Vậy lý do gì khiến cho biên độ này co lại đột ngột rồi lại giản ra cũng đột ngột không kém? Đường màu vàng sẽ lý giải cho chuyện đó. Đường màu vàng được vẽ ra nhằm thể hiền biểu giá bình quân mà NHNN bán vàng cho doanh nghiệp sau mỗi phiên đấu thầu và cũng đồng nghĩa rằng các doanh nghiệp đấu thầu phải bán cao hơn hoặc bằng giá đó thì mới có lợi. Ta có thể thấy rằng đường này có chiều hướng đi xuống nhưng vẫn duy tri trạng thái cao so với giá vàng thế giới. Nhưng hiện nay, giá bình ổn đang cao hơn giá thị trường điều này thể hiện là các doanh nghiệp đấu thầu vàng đang chịu áp lực lỗ.

Ngoài ra, vì giá được sàn do NHNN chào bán luôn duy trì ở mức cao hơn so với giá thế giới và cả giá mua vào của thị trường trong nước. Cùng với chuyện giá vàng thế giới đột ngột giảm 150USD/ounce trong một đêm khiến cho biên độ này càng giản ra thêm. Mặc dù giá vàng thế giới vẫn trên đà hồi phục nhưng điều này có nghĩ là nói về giá thì giá vàng trong nước nếu cứ được đấu thầu như hiện nay thì sẽ không thể nào liên thông được với giá thế giới nhưng cam kết hồi ngày 23/08/2011 của thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình.
Read More..

"Bình Ổn" Thị Trường Vàng - "Vàng trong dân"

Tin giật gân
2 năm trước - năm 2011 - vào ngày 09/06, tại hội thảo “Tác động của thị trường vàng đến thị trường tài chính Việt Nam”, Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia công bố một con số mà họ cho là giật mình là số vàng mà người dân nắm giử có thể lên đến 1000 tấn. Nhưng thật ra con số 1000 tấn đã được ông Lê Đức Thúy - khi đó là Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - đề cập tới trong một buổi phỏng vấn ngày 05/11/2010, ông nói "Con số khoảng 1.000 tấn vàng là được cung cấp bởi Hội đồng vàng thế giới, con số thực tế có thể nhiều hơn hay ít hơn, nhưng chắc chắn là một lượng vàng không nhỏ đang tồn tại trong dân." Thông tin Hội Đồng Vàng Thế Giới (WGC) ước lượng được trong vòng gần 20 năm qua Việt Nam đã tiêu thụ hơn 1000 tấn vàng đã gây chấn động Việt Nam đặc biệt là con số này được đề cập không lâu sau khi nhà nước thông qua thông tư 22/2010/TT-NHNN.

Và hơn nữa tháng sau đó, trong phiên chất vấn ngày 22/11/2010, con số 1,000 tấn đã trở thành đề tài buộc ngài thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) - Nguyển Văn Giàu - phải tham gia mặc dù ông không có tên trong danh sách. Điều này thể hiện người dân, đại biểu quốc hội có mối quan tâm lớn về thực hư số vàng này. Vào thời điểm đó, thống đốc Giàu đưa ra số liệu nhập khẩu và xuất khẩu vàng từ năm 1998 đến năm 2010 và khẳng định rằng Việt Nam trong giai đoạn đó chỉ nhập siêu 71 tấn vàng và cho rằng việc nói người dân Việt Nam nắm giữ 1000 tấn vàng là vô căn cứ. Cho tới thời điểm đó ông Nguyễn Văn Giàu vẫn không tin rằng người Việt Nam nắm giữ một lượng vàng rất lớn. Thống đốc Giàu còn khẳng định: "Trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ có số liệu thống kê số vàng tồn trong dân. Ai đó khẳng định 1.000 tấn, thậm chí số lượng tương đương 45% GDP thì tôi không hiểu họ lấy số liệu ở đâu ra. Nếu đúng vậy thì dân ta quá giàu và GDP/đầu người không phải là 1.200 USD mà có khi lên tới 1.600 USD hoặc hơn. Tuy nhiên, tới đây khi Ngân hàng Nhà nước xây dựng nghị định quản lý vàng, chúng tôi sẽ có số liệu, nhưng chỉ là số liệu thông qua nhập xuất khẩu chính thức". Số liệu và sự hờ hửng của ngài thống đốc đã phần nào làm diệu dư luận thời gian đó.

Nhưng nghi vấn về vấn đề một lượng vàng lớn nằm trong dân chúng đã có từ khá lâu. Năm 2008, đại diện SJC đã đưa ra thống kê từ khi công ty này thành lập, năm 1988, đến 2008 đã có 11 triệu lượng vàng miếng thương hiệu SJC (tương đương 400 tấn vàng) đã được bán ra thị trường trong nước. Vậy con số 400 tấn này khá mâu thuẩn với con số 71 tấn của thống đốc Giàu đưa ra 2 năm sau đó. Một năm sau đó, năm 2009, báo Sài Gòn Tiếp Thị đã cho đăng bài "Dân chúng đang dự trữ gần 1.000 tấn vàng", trong đó tờ này đã sử dụng số liệu từ WGC và cho rằng tính đến thời điểm 2009 người Việt đã tiêu thụ gần 800 tấn vàng. Hiển nhiên, không dừng tại đó, chủ đề đó vẫn được bàn luận dai dẳng cho trong nhiều năm.

Mùa xuân năm 2011, chủ đề vàng trong dân một lần nữa đã được đem ra bàn luận. Ông Nguyễn Thành Long - Tổng GĐ Cty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) kiêm Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng - cho rằng vàng trong dân tại Việt Nam chưa đến 1000 tấn và ông cho rằng "Hội đồng vàng thế giới khi thống kê lượng vàng của Việt Nam từ lượng vàng nhập chính thức và lượng vàng nhập không chính thức qua đường biên giới từ Campuchia". Lập luận của ông Long lại khá mâu thuẩn với lập luận của TS. Lê Xuân Nghĩa - Phó Chủ tịch ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia - khi ông cho rằng thống kê của WGC dựa trên "Các hóa đơn giao dịch được công khai và đánh thuế nên không thể xảy ra chuyện gian lận". Vậy thì theo ông Nghĩa, số vàng được nhập không chính thức từ các nước qua Việt Nam sẽ không nằm trong thống kê của WGC. Nhưng trong diển đàn này, ông Long cho rằng số vàng trong dân chỉ khoản 300-500 tấn.

Vào ngày 04/10/2012, tại hội thảo "Làm thế nào để huy động nguồn lực vàng trong dân", TS. Nguyễn Thế Hùng -Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Vàng Việt Nam - đã "căn cứ vào số liệu thống kê của các ngân hàng Thụy Sĩ - nơi cung vàng chủ yếu cho thị trường Việt Nam, tổng lượng vàng nhập về nội địa trong giai đoạn 1990 - 2011 khoảng 500 tấn, trong đó năm thấp nhất là 5 tấn và cao nhất là 80 tấn." trừ cho "lượng vàng miếng xuất sang các ngân hàng Thụy Sĩ trung bình khoảng 1 tấn mỗi năm, tối đa đạt 20 tấn một năm trong giai đoạn 2007 - 2009." và "Lượng vàng gửi tiết kiệm tại các ngân hàng Việt Nam khoảng 100 tấn.". Kết quả là ông TS đã thực hiện một phép cộng trừ đơn giản để đưa ra được con số 400 tấn - trùng hợp ngẩu nhiên là nó khá giống với con số thống kê của SJC năm 2008. Đó cũng chính là con số mà sau này được NHNN coi như "vàng ở trong dân". Con số 400 tấn này và con số nhập siêu 71 tấn do thống đốc Giàu đưa ra trong buổi chất vấn ngày 22/11/2010 có sự chênh lệch khá lớn. Nhưng dù sao đi chăng nữa, nó cũng đã phần nào là lời giải đáp giúp NHNN câu hỏi "vàng trong dân nắm giữ là bao nhiêu?"

Nhìn nhận về số vàng
Ngay trong buổi phỏng vấn, ông Lê Đức Thuý đưa ra đánh giá về 1000 tấn vàng "Đó là một luồng vốn rất quan trọng mà nếu không đưa vào chu chuyển trong nền kinh tế một cách chính thức thì hoặc là nó nằm im (không sinh lời), hoặc nó được lưu thông một cách không chính thức và làm ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ." Và ông cũng cho rằng chính phủ "không nên vội vàng ngăn cấm giao dịch ngoại tệ hay ngăn cấm mua bán huy động vàng bởi biện pháp đó khác nào đẩy ngoại tệ và vàng ra khỏi kênh chính thức và là cơ hội để thị trường chợ đen phát triển." Và "cần phải có một cơ chế để giúp chu chuyển nguồn vốn ấy. Việc cấm sàn vàng hoạt động là hoàn toàn đúng vì mô hình đó giống như kiểu sòng bạc, nhưng việc cấm các NHTM mở tài khoản giao dịch vàng tại nước ngoài thì cần phải xem xét lại, bởi nếu cấm thì sẽ không thể nào cân bằng được rủi ro của việc huy động vàng trong nước."

Ngoài ra, các toà báo liên tục đưa ra các bình luận về con số này, một lãnh đạo ngân hàng ẩn danh đã trả lời tờ VnExpress và cho rằng "Nếu Ngân hàng Nhà ước thực sự muốn loại hoàn toàn vàng ra khỏi thanh toán chính thức thì cần phải tiến hành nhiều biện pháp tổng thể chứ không nên đơn thuần áp dụng như thông tư về vàng vừa mới ban hành. Bên cạnh đó, áp dụng cũng phải chấp nhận những xáo trộn nhất định trên thị trường tiền tệ. Đây là một chủ trương rất lớn và cần sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía Chính phủ”. Đó là chuyện của năm 2010, đến năm 2012, mặc dù, nghi vấn về việc người dân Việt Nam nắm giữ một số vàng lớn đã từng được nêu ra từ 2 năm trước nhưng khi TS. Nguyễn Thế Hùng cuối cùng đưa ra kết luận của mình về số vang trong dân nằm ở khoản 400 tấn, báo Tuổi Trẻ có bài "400 tấn vàng "chôn" trong dân". Cùng nhận định báo VnExpress cho đăng bài tường thuật "Hơn 400 tấn vàng nguy cơ nằm 'chết' trong dân". Điều này thể hiện sự choáng ngợp của cơ quan báo chí trước sự giàu có của người Việt Nam mà bấy lâu này ít người nhận ra. Hiển nhiên cũng có những người nghi ngờ về sự ước lượng này, như một đọc giả đã chia sẽ trên VnExpress qua bài "Tôi không tin còn 400 tấn vàng "chết" trong dân". Đọc giả này với quang điểm cho rằng người Việt Nam nghèo nên không thể nào nắm giữ số vàng lớn như vậy. Những cũng có những ý kiến cho rằng con số này phải nhiều hơn 400 tấn như ý kiến của đọc giả Trần Thiết.

Điều quan trọng là ngay sau khi con số 400 tấn vàng trong dân được kết luận, các báo cũng đã bày tỏ lo ngại về số tiền dưới dạng vàng này sẽ không đi vào nền kinh tế. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng nhận định rằng số vốn 15-20 tỉ USD bị chôn trong vàng là một sự tổn thất và một lần nữa khẳng định việc đưa nghị định 24 vào thực tế sẽ khơi thông được nguồn vốn này. Ông cũng cho rằng con số 300-400 tấn vàng rải rác trong dân đã là một "đánh giá đầy đủ". Hiển nhiên, không chỉ có các nhà hoạch định chính sách mà kể cả người dân cũng có cùng lo ngại này, đọc giả Đỗ Chí Hiếu đưa ra ví dụ của Hàn Quốc vào năm 1997 khi ngươi Hàn Quốc bán vàng ra để kích thích tiêu dùng. Anh cũng cho rằng nếu số vàng trong dân ở Việt Nam có thể sẽ đi vào nền kinh tế sẽ giúp nền kinh tế vượt khó. Và còn nhiều ý kiến chia sẽ khác của đọc giả của tờ VnExpress qua bài tổng hợp của đọc giả Thạch Lam.

Đánh Giá Lại Con Số
Sau sự kiện ngày 04/10/2012 con số 400 tấn vàng được xem như số vàng nằm rải rác trong dân mà nhà nước không thể sử dụng cũng như quản lý được. Một số ý kiến cho rằng chính nó là mấu chốt để đưa nền kinh tế thoát khỏi khó khăn. Nhưng ta cần phải nhìn lại và tự hỏi rằng liệu số vàng trong dân có phải chỉ nằm ở còn số 400 tấn hay không? Ở đây ta phải thấy được rỏ rằng kết quả 400 tấn đó là con số có được từ con số cộng trừ của vàng mà nhà nước cho phép nhập khẩu chính thức từ 1990 đến 2012 rồi người ta áp cho nó cái mác "vàng trong dân". Ở đây, ta có thể thấy nhận định này nhìn "vàng trong dân" rất hẹp và rất thô sơ. Vàng trong dân không thể nào được xác định bằng bài toán cộng đơn giản như vậy. Càng không thể xem nó con số 400 tấn là một nhận định đầy đủ về số vàng trong dân như thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã nói. Vì đó chỉ là con số nhập siêu vàng của Việt Nam tính từ năm 1990 đến năm 2012 và nó chỉ là một phần của số vàng mà người dân Việt Nam nắm giữ nên đánh giá như vậy là không toàn điện.

Thứ nhất, số vàng đó chỉ dựa vào con số khá mờ ảo, vì ngoại trừ sự ước lượng mơ hồ của TS. Nguyễn Thế Hùng vào ngày 04/10/2012 ra ta chưa từng thấy một báo cáo thống kê hay số liệu nào để chứng thực con số này. Sự mâu thuẩn giửa số liệu của ông Hùng và thống đốc Giàu cũng làm giảm độ tin cậy của con số này. Ngoài ra, khi ta so sánh với số vàng tiêu thụ của Việt Nam do WGC thống kê có sự chênh lệch khá xa. Biểu đồ ở dưới được tạo ra dựa trên con số thống kê từ nghiên cứu thị trường của WGC và cho thấy rằng từ năm 1991 đến năm 2012 tổng số vàng được tiêu thụ ở thị trường Việt Nam đã vượt móc 1000 tấn và đạt 1309,4 tấn.

Như vậy cứ cho rằng Việt Nam có xuất khẩu vàng ra nước ngoài như TS Nguyễn Thế Hùng đã nói, thì số vàng ở trong dân sau khi đã trừ đi 100 tấn vàng các ngân hàng thương mại đã huy động được vẫn ở mức khá cao xấp xỉ 1000 tấn.

Thêm vào đó, con số 400 tấn này dường như đã không ước lượng số vàng bị buôn lậu về Việt Nam. Trong khi đó, theo TS. Lê Đăng Doanh - nguyên Viện Trưởng Viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương - dẩn chứng việc chính thống đốc Nguyễn Văn Bình (khi còn là phó thống đốc NHNN) đã từng xác nhận. Nguyên văn do chính ông Lê Đăng Doanh nói "Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình từng cho hay trung bình một năm có đến 20-40 tấn vàng được buôn lậu vào Việt Nam". Nhưng không biết vì lý do gì số vàng được cho là bị "chôn" trong dân đã không đoái hoài gi tới con số này trong khi NHNN đã ước lượng được nó từ khá lâu. Ngoài ra, sản lượng vàng do bản thân Việt Nam khai thác từ các mỏ có thể không nhiều, cũng với số được tái chể thì mỗi năm cũng cung ứng được chừng 5 tấn vàng cho thị trường. Nhưng con số này cũng đã bị bỏ ra ngoài ước lượng này.

Ta quay lại với những gì đọc giả Trần Thiết đã từng đề cập trong bài - "Đừng đối xử thô bạo với số vàng 'chết' trong dân" - đăng trên VnExpress ngày 11/10/2012, người Việt Nam với truyền thống lâu đời là sử dụng vàng để làm đò gia dụng, trang sức v.v.. Ngoài ra người Việt Nam còn có xu hướng cất trử vàng để phòng thân - như một dạng của để dành và để bảo tồn nguồn vốn nhàn rổi của mình. Có thể nói rằng với truyền thống này của mình, khả năng người Việt Nam cất trử vàng có thể xuất phát từ thời rất xa xưa và số vàng mà người Việt Nam truyền từ đời này sang đời khác ở hình thức thỏi vàng rồng hoặc vàng lá là rất lớn những câu chuyện những ông già bà lảo cất giấu hàng ngàn lượng vàng ở sau vườn nhà, hay những nhà giàu sử dụng hầm bí mật để giấu hàng trăm ký vàng hay đúc hàng trăm ký vàng thành những vật dụng bình thường rồi phơi nắng phơi mưa hòng qua mặc cán bộ hồi những kỳ "đánh tư sản" sau 30/04/1975 cũng không hẳng là chuyện vô căn cứ. Con số đó thì mà bản thân NHNN khó có thể thống kê được từ dân nhưng ta cũng có thể hình dung qua câu chuyện của những "Thuyền Nhân" thời sau 30/4/1975.

Thuyền Nhân
Sau ngày giải phóng 30/04/1975, rất nhiều người từng là công chức, trí thức và lính phục vụ cho chế độ cũ, nhà tư bản hay những người dân thường nhưng bất mản với thời cuộc lúc đó đã tìm cách đi vượt biên để rời khỏi Việt Nam. Đỉnh điểm của hiện tượng này là vào năm 1978 và nó kéo dài đến những năm đầu thập niên 90. Những người này thường được gọi là "Thuyền Nhân". Khi đó tất cả những "Thuyền Nhân" đều tìm cách bán tất cả tài sản mà mình có được thành vàng hoặc USD để đi vượt biên. Họ mạo hiểm theo tàu cá để đi ra biển hướng tới hải phận quốc tế và thường thì điểm đến của họ là các trại tị nạn ở Thai Lan, Indonesia, Philippine hoặc các nươc lân ban. Để có thể đi vượt biên, họ phải trả cho chủ tàu một khoản bằng vàng hoặc bằng tiền với trị giá tương đương mà lúc thấp nhất là 1 lượng vàng và lúc cao nhất có thể lên đến hơn 10 lượng vàng cho một người. Nhà nước truy bắt rất gắt gao nên có những người đã lên thuyền hơn 10 lần mà vẫn chưa ra được đến hải phận quốc tế. Biển rộng mênh mông và những người đó chỉ lênh đênh trên biển để cầu may và không ít người trong số họ đã đi một vòng thật lớn để rồi cuối cùng trở về lại Việt Nam và cũng không ít người đã phải chết trên biển.

Hiện tại chính xác số người vượt biên bất hợp pháp và hợp pháp trong những năm sau 1975 vẫn chưa được xác minh. Nhưng người ta từng dựa trên số người đến định cư được ở nước ngoài và bản thông kê số người chết ngoài biển (được những người sống sót kể lại) và ước lượng có thể trên 1,5 triệu người Việt Nam đã vượt biên vào thời gian đó. Nhưng con số này có thể cao hơn, vì nội số người Hoa bị ép về Trung Quốc hồi 1976-1978 đã hơn 1 triệu người rồi. Cứ cho rằng bình quân mổi người này phải trả chi phí bao gồm 3 lượng vàng để được lên tàu ra khỏi Việt Nam bất hợp pháp và cả bán hợp pháp - bao gồm tiền cho chủ tàu và giấy thông hành - thì tổng số vàng mà họ bỏ ra có thể không dưới 180 tấn và con số này có thể phải cao hơn như thế này và hiển nhiên số vàng mà họ đem theo cũng nhiều hơn rất nhiều. Có thể nói, chỉ tính riêng miền Nam Việt Nam thì số lượng vàng trong dân từ trước 30/04/1975 vốn dĩ đã rất lớn.

Như vậy, việc nói số vàng trong dân lên đến 1000 tấn là hoàn toàn có cơ sở. Vì Việt Nam là một quốc gia lâu đời cho truyền thống và lịch sử hàng ngàn năm. Việt Nam không phải chỉ nhập và tiêu thụ vàng từ khi nhà nước cho phép mà truyền thống này đã kéo dài khá lâu theo đường dài của lich sử. Việc người dân sở hửu một lượng vàng lớn, thậm chí, ta còn có thể giả định rằng số vàng mà người dân Việt Nam đang nắm giữ không khoa trương mà thật đã hơn con số 1000. Vì thế, việc đánh giá quá thấp và không biết huy động số vàng này có thể sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam trả giá đắt.
Read More..

Saturday, May 11, 2013

"Bình Ổn" Thị Trường Vàng - Quản lý thị trường

Trong tiến trình bình ổn thị trường của NHNN có thể thấy qua hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là việc đặc các sàn vàng tự do tự phát ra ngoài vòng pháp luật bằng Thông Báo 369/TB-VPCP, cùng với siết tín dụng vàng bằng Thông Tư 11/2011/TT-NHNN. Giai đoạn hai là hoàn toàn huỷ bỏ thị trường vàng tự do bằng Nghị Đinh 24/2012/NĐ-CP và dẩn tới việc hoàn toàn ngăn cấm kinh doanh vàng miếng và tạo ra thế độc quyển vàng miếng của NHNN.

Giết Sàn Vàng tự phát
Đối tượng đầu tiên là những sàn vàng tự phát, những sàn vàng này thành lập dựa trên Quyết Định 03/2006/QĐ-NHNN. Xuất hiện từ 12/2007, trong suốt quá trình tồn tại ngắn ngủi của mình đã tạo ra nhiều bất cập và xảy những hậu quả đáng kể tiêu biểu là vụ việc của tiệm vàng Tuấn Tài. Ông Huỳnh Trung Khánh - Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cố vấn hội đồng vàng thế giới -  cho rằng việc để tiệm kim hoàng như Tuấn Tài vỡ nợ vì kinh doanh lấn sân cũng có một phần trách nhiệm của NHNN. Điều này thể hiện sự lỏng lẻo trong vai trò quản lý thị trường vàng và đã không có một dự thảo nào để quy định cụ thể về quản lý sàn vàng hòng bảo vệ NĐT.

Trên thực tế, từ cuối năm 2008, NHNN đã cho nghiên cứu thông tư quản lý sàn vàng. Cho đến tháng 8/2009, người ta mới được biết đến một dự thảo thứ 10 về quản lý sàn vàng trong đó quy định chỉ có các NHTM mới được phép mở sàn vàng và với mức ký quỉ 15%. Lý do có sự khắc khe như trên là do NHNN muốn có một sự đảm bảo và giảm rủi ro cho NĐT nhưng không ít ý kiến đã cho rằng đây là một sự ưu tiên cho NHTM và NHNN muốn ép các sàn vàng khác không thuộc NHTM phải đóng cửa. Chính vì áp lực dư luận, một dự thảo khác đã ra đời, dự thảo thứ 11 đã mở rộng đối tượng cho phép các doanh nghiệp có liên kết với NH cũng được phép mở sàn vàng và đồng thời cũng giảm mức ký quỷ xuống còn 10%. Nhưng dự thảo này đã không được trình bày trước chính phủ để thông qua.

Mãi cho đến cuối năm 2009, sau khi có yêu cầu của thủ tướng, ông Nguyễn Văn Giàu đã thông báo rằng NHNN đã trình Chính Phủ hai phương án quản lý sàn vàng, một là "chấm dứt hoạt động của các sàn vàng" và hai là "cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước một cách chặt chẽ, trong đó mức ký quỹ dự kiến có thể lên đến 100%". 2 phương án này so với dự thảo trước đây rất khắc khe và nếu một trong hai phương án này được thông qua thì NĐT đều phải nói lời tạm biệt với sàn vàng. Khi hai phương án này trình lên chính phủ, nó ngay lập tức bị lên án. Ông Trần Quốc Quýnh - Chuyên gia cao cấp Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam - cho rằng cả hai phương án đều không khả thi. Ông Nguyễn Trung Anh - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Vàng Vi Na - nhận xét "Thực tế, kênh đầu tư vàng thu hút dòng vốn đầu tư trong nền kinh tế chủ yếu là do đòn bẩy tài chính trên sàn vàng khá cao." Ông cho rằng tuy đòn bẩy tài chính là con dao hai lưởi nhưng nó chính là điểm hấp dẩn của việc đầu tư sàn vàng và ông cho rằng tăng mức ký quỷ lên 100% sẽ làm giảm sức hút của hình thức đầu tư này. Ông cũng đề nghị "Nếu có thể nên đưa ra phương án 3 là gộp chung quản lý như giao dịch chứng khoán và có cơ chế quản lý chặt chẽ." Một số nhà phân tích cho rằng cả hai phương án trên của NHNN đều bị cho là vi phạm luật. Vì đã không có một dự thảo nào chính thức được thông qua để quản lý và quy định về hoạt động của sàn vàng. Hơn nữa việc cấm sàn vàng hoạt động là trái với Nghị định 59/2006/NĐ-CP và nguyên tắc "người dân được làm bất kỳ điều gì nhà nước không cấm".

Nhưng những lý lẽ của các chuyên gia đã không làm thay đổi được quyết định của nhà quản lý. Với hy vọng nguồn vốn đầu tư vào sàn vàng sẽ đổ dồn vào những thị trường khác. 30/12/2009, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đọc Thông Báo 369/TB-VPCP đưa ra kết luận của ông về hoạt động kinh doanh vàng. Trong kết luận này ông yêu cầu trong vòng 90 ngày "mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước phải chấm dứt hoạt động". Và ngay lập tức Quyết Định 03/2006/QĐ-NHNN bị bải bỏ. Từng được xem như một công cụ giúp đưa thị trường vàng Việt Nam đến gần hơn với thị trường vàng thế giới thì chỉ 3 năm sau, hình thức này lại bị coi là một hình thức kinh doanh rủi ro coi và không khác gì cờ bạc. Vì yêu cầu này của thủ tướng chính phủ, ngày 06/01/2010, ông Nguyễn Văn Giàu đã ký Thông Tư 01/2010/TT-NHNN nhằm bải bỏ 03/2006/QĐ-NHNN và yếu cầu các tổ chức tín dụng chấm dứ giao dịch vàng tài khoản ở nước ngoài. Nhưng khi hạn tất toàn 90 là quá gấp gáp khiến các ngân hàng không đủ thời gian để thực hiện cú click chuột của mình. Vào ngày 25/03, NHNN đã được chỉ đạo của nhà nước và ban hành thông tư 10/2010/TT-NHNN về gia hạn Thông Tư 01/2010/TT-NHNN thêm 90 ngày nữa.

Việc cấm các sàn vàng ảo hoạt động một cách triệt để, đã đẩy các sàn vàng trong thời điểm lúc đó đối diện với hai lựa chọn một là làm theo pháp luật, đóng cửa và chịu mất một khoản lợi nhuận lớn, hai là ra ngoài vòng pháp luật. Không ít sàn vàng lựa cách hai, và chính cách này đã đẩy những NĐT trên những sàn này đối diện với hai lựa chọn, một là từ bỏ và tìm phương kế khác, hai là buộc phải đi "chơi đêm" cùng với doanh nghiệp, không được sự bảo vệ của luật pháp và hy vọng vào cái tâm của doanh nghiệp. Cà hai cách hai điều buộc NĐT gánh nhiều hậu quả đáng tiếc. Nhưng ngày sau khi việc "giết" sàn vàng hoàn tất, thị trường vàng đã được một thời gian ổn định và lãi xuất huy động vàng cũng giảm mạnh xuống gần dưới 0%/năm chỉ còn giá trị tượng trưng. Điều này khiến nhiều người tin rằng nguồn trong vàng rồi sẽ chuyễn qua VND vì lãi suất đang tốt. Nhưng khi đó, người ta khó có thể nói rằng đó là do "hiệu quả" của chính sách điều hành kinh tế của nhà nước hay là đó chỉ là hiện tượng "sau cơn mưa trời lại sáng"? Nhưng vào quý 3 năm 2010, người ta đã có câu trả lời đó chỉ là "sau cơn mưa trời lại sáng" và rồi mưa bảo lại kéo đến.

"Siết" tín dụng vàng
Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN1, đã có cái nhìn cởi mở và tạo điều kiện thoáng hơn cho các NHTM mở ra các gói tín dụng vàng. Chính vì thế, không ít doanh nghiệp vì lãi suất vay vàng thấp hơn rất nhiều so với VND và tín dụng vàng cũng dễ dãi hơn USD mà đã làm hồ sơ vay vàng thay vì VND. Nhưng khi sốt vàng khiến giá vàng tăng cao cũng đúng vào lúc đáo hạn nợ đã kiến cho không ít doanh nghiệp khốn đốn vì đã vay vàng thay vì VND.

Căn cứ quyết đinh 432 thì ngân hàng có thể dùng vàng huy động được quy đổi thành tiền đồng và cho vay và chỉ cần mua vàng vào lại khi cần cân đối trạng thái. Sự thông thoáng của quyết đinh 432 đã giúp tăng nguồn tín dụng cho ngân hàng cũng như doanh nghiệp. Khi thị trường vàng bất ổn, việc sử dụng không khéo nguồn tín dụng này đã khiến không it doanh nghiệp phải khốn đốn thậm chí lỗ nặng sau khi tất toán nợ và khiến các ngân hàng cũng phải lao đao. Chính vì vậy, để giảm rủi ro cho tín dụng này theo ông Huynh Trung Khánh - thành viên Hội đồng vàng thế giới - "Ngân hàng thường huy động vàng lãi suất thấp, bán ra lấy tiền đồng để cho vay ở lãi suất cao, còn phần chênh lệch ngân hàng cũng sẽ bảo hiểm rủi ro bằng cách đi mua hợp đồng tương lai, option hay swap. Do đó vàng trở nên quan trọng với các ngân hàng thương mại và có khi chiếm tới 50% lợi nhuận hằng năm của một ngân hàng". Chính vì thế hoạt động tín dụng vàng cũng không mạo hiểm như người ta vẫn nghĩ. Nhưng điều làm NHNN băn khoăn có lẽ chính là việc tự cân đối vàng của NHTM có hoạt động huy động vàng và đó cũng bị cho là một nguyên nhân khiến cho thị trường bất ổn.

Ngoài ra, hiện tượng khách hàng vay vàng rồi trả vàng rồi lại vay lại trong ngắn hạn cũng khiến không ít ngân hàng hụt hơi. Để lý giải hiện tượng này, ta cần nhìn lại cơn sốt vàng vào cuối năm 2009. Cũng như những cơn sốt vàng khác, ngoài việc đổ sô đi mua vàng vật chất, một số NĐT còn vận dụng linh hoạt hơn các gói tín dụng của ngân hàng nhằm trục lợi. Phổ biến là NĐT thế chấp tài sản để vay vàng của NHTM sau chờ giá lên để đem bán ra hưởng chênh lệch, sau đó mua khi giá xuống để trả cho ngân hàng. Ngoài ra, có những NĐT thế chấp vàng (hoặc sổ tiết kiệm vàng) cho ngân hàng lấy tiền đồng. Rồi, họ dùng tiền đó mua lại vàng và gửi lại ngân hàng và cũng như vậy họ chờ giá lên cao để bán và trả lại tiền cho ngân hàng và hưởng phần chênh lệch. Mặc dù khá mạo hiểm, nhưng nếu NĐT biết vận dụng chính sách tín dụng vàng linh hoạt của ngân hàng thì họ cũng có thể kiếm lời không ít. Đó cũng là điều kiện cho những NĐT không có tiền mặc vẫn có thể huy động được một lượng lớn vàng mà lướt sóng.

Nhưng dưới cái nhìn của NHNN, thì tín dụng vàng tiềm ẩn nhiều rủi cho doanh nghiệp và cho ngân hàng. Hiện tượng NĐT lợi dụng các gói tín dụng này để trục lợi và lướt sóng cũng khiến NHNN nhận ra rằng tín dụng vàng nhiều khả nằng là công cụ của giới đầu cơ vàng để làm lũng đoạn thị trường hòng trục lợi từ chênh lệch giá vàng. Dưới gọc nhìn đó, ngày 07/04/2010, ông Nguyễn Văn Giàu đã tuyên bố "Ngân hàng nhà nước đang nghiên cứu theo hướng không cho phép chuyển đổi vốn huy động bằng vàng sang tiền đồng, thậm chí có thể không khuyến khích hoạt động huy động và cho vay bằng vàng vì tiềm ẩn nhiều rủi ro". Quan điểm của NHNN đã được Tiến sĩ Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP HCM - ủng hộ "biện pháp này sẽ ngăn chặn được một số ngân hàng lợi dụng huy động và cho vay vàng để kinh doanh các hình thức khác như đầu tư vàng vật chất kỳ hạn. Chính tình trạng này gây ra những cơn sóng gió trên thị trường vàng vào năm ngoái."

Thêm vào đó ông Trần Hoàng Ngân - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia - và ông Trương Văn Phước - Tổng giám đốc Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) - đồng quan điểm và cho rằng NHNN nên phát hành trái phiếu vàng để có thể huy động và tránh lãng phí nguồn lực tiềm ẩn của quốc gia. Ngoài ra, ông Huỳnh Trung Khánh cảnh báo rằng "Người dân Việt Nam từ xưa đến nay có thói quen cất giữ tài sản bằng vàng và một bộ phận vẫn còn quen thanh toán bằng vàng. Ngân hàng Nhà nước có cấm ngân hàng thương mại huy động và cho vay bằng vàng hay không, thì người dân vẫn cứ mua tích trữ. Nếu số vàng này không được các nhà băng huy động thì người dân giữ nguyên trong két, gây ra sự lãng phí". Mặc dù, liên tục được các chuyên gia cảnh báo về sự lãng phí nguồn lực quốc gia, NHNN vẫn bảo lưu ý kiến.

Sau lời tuyên bố của ông Giàu trên báo, thị trường tín dụng vàng đã có động thái hạ lãi suất huy động. Có hiện tượng này vì đã có tiền lệ sàn vàng trước đó chưa đầy 1 năm. Cho dù là một ngành kinh doanh phát đạt và hoàn toàn theo pháp luật nhưng vì bị coi là tiềm ẩn nhiều rủi ro đã bị ngăn cấm hoàn toàn. Theo lý giải của ông Huynh Trung Khánh "Các ngân hàng phải hạ lãi suất mong người dân rút vàng ra bớt, để tránh căng thẳng thêm khi không có đầu ra cho vàng.". Nhưng cũng như phần lớn những chính sách khác của Việt Nam, việc nghiên cứu quản lý tín dụng vàng lần này của NHNN cũng có đọ trì trệ cao và phải gần 6 tháng sau (ngày 01/10/2010), khi đó cũng là lúc các ngân hàng đang đẩy mạnh huy động trở lại vàng sau một thời gian dài hạ lãi suất để người dân rút vàng ra từ từ, ông Nguyễn Vãn Giàu mới cho thông báo "Ngân hàng Nhà nước đang yêu cầu các ngân hàng báo cáo tình hình cho vay vàng từ đầu tháng 9 tới nay, để có phương án xử lý nếu có dấu hiệu bất thường".

Và cuối tháng 10/2010, với lòng tin là sẽ giảm được tình trạng đôla hoả nền kinh tế, thông tư 22/2010/TT-NHNN đã được ban hành. Ông Nguyễn Ngọc Bảo - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - giải thích việc ban hành thông tư này là để giảm rủi ro cho chính người dân trước hiện tượng đầu cơ trục lợi từ thị trường vàng đang bất ổn. Thông tư này quy định "Về số vốn huy động được bằng vàng, tổ chức tín dụng sẽ không được phép chuyển thành đồng Việt Nam và các hình thức bằng tiền khác để kinh doanh (trước đây, ngân hàng được phép chuyển 30% số vàng này thành tiền để bổ sung vào nguồn vốn cho vay). Đối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành tiền trước thời điểm Thông tư có hiệu lực, các ngân hàng phải giảm dần và tất toán chậm nhất trước ngày 1/7/2011." Nói một cách khác thông từ đã tước đi một trong những mảng kinh doanh lợi nhuận cao của các NHTM và cũng với thông tư này theo ông Bảo sẽ khiến NHTM và người dân it mặn mà với việc huy động và gửi tiết kiệm vàng.

Có thể nói thông tư này khiến tín dụng vàng trở nên kém linh hoạt và làm giảm mạnh tính hấp dẩn rất nhiều. Nói cách khác thông tư này giống như là một bước đệm để thúc đẩy quá trình tất toán trại thái vàng trong NHTM. Nhưng dừng như điều đó cũng vẫn không làm mất đi lòng tin của người dân về vàng là một trong những con đê chắn sóng lạm phát hửu hiệu nhất. Và rồi chỉ hơn 6 tháng sau vào ngày 1/05/2011, thông tư 11/2011/TT-NHNN đã ra đời và hoàn toàn cấm tín dụng vàng. Khi đó vàng gữi vào trong các NHTM là nội bất xuất ngoại bất nhập. Kể từ thông tư 11, thì vàng chỉ là một đống kim loại màu vàng sáng loáng ánh kim và hoàn toàn không thể sinh lợi gì cho nền kinh tế. Nhưng bất chấp mọi cố gắng của nhà nước bản chất của vàng và truyền thống lâu đời của người Việt Nam vẫn dẩn dắt người dân đi mua vàng. Khi đó hành động mua vàng của người dân đã bị lên án. NHNN đã có những biện pháp mạnh tay hơn để "bình ổn" thị trường vàng và "nạn nhân" kế tiếp chính là những tiệm vàng.
Read More..

Saturday, May 4, 2013

"Bình Ổn" Thị Trường Vàng - Vàng "kẻ tội đồ"

Khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến cho kinh tế Mỹ bị trì trệ do bong bóng bất động sản đang xì hơi và nợ xấu tăng cao, đồng USD liên tục bị mất giá. Những tháng cuối năm 2009, khi đồng USD không còn là món đầu tư có lời thì nhiều nhà đầu tư (NĐT) đã chuyển hướng san vàng. Vào năm 2009 khi hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bắt đầu đậm nét thì cũng là lúc giá vàng có nhiều bước đột phá. Liên tục lập hết kỷ lục này đến kỷ lục khác, điển biến giá vàng của thị trường thế giới hoàn toán nằm ngoài dự đoán của giới đầu tư thế giới. Điều đó khiến thị trường vàng trong nước cũng chịu ảnh hưởng lớn.

Bất ổn thị trường
Đầu tháng 11/2009 ,trong khi thị trường vàng thế giới vẫn còn giằng co ở mức 1,100USD/ounce, vào ngày 06/11, thì thị trường trong nước lại tiếp tục đà tăng của mình. Cho tới ngày 09/11, giá vàng thế giới đã phá tung ngưỡng 1,100USD/ounce, thì thị trường vàng trong nước lúc này diển ra một cơn sốt vàng. Người dân gần như đã điên lên vì vàng và chấp nhận nhiều rủi ro và công sức chỉ để mua được vàng. Khi giá vàng thế giới đang trên đà tăng mạnh, người dân đã có động thái mua vào mạnh hòng khi giá lên đỉnh điểm thì họ sẽ bán ra để hưởng chênh lệch. Ghi nhận của VnExpress, vào ngày 09/11, người dân Hà Nội đã lủ lược chen nhau để mua vàng. Người dân thậm chí còn rút tiền gửi tiết kiệm để mua vàng lực mua tăng đột biến khiến giá vàng trong nước tăng mạnh và tạo ra một khoản chênh lệch lớn giữ vàng trong nước và vàng thế giới khoản 1,000,000đ. Ngoài ra, một số người đã chấp nhận trả tiền trước và nhận vàng sau trong lúc chờ đợi vàng từ trong Tp.HCM chuyển ra Hà Nội, theo ghi nhận của VnEconomy vào ngày 10/11. 

Nhưng rồi vào ngày 11/11, khi giá vàng trong nước lên được ở mức 29,000,000đ/lượng (chênh lệch gần 3,600,000đ với giá thế giới) thì một lượng lớn vàng được bán ra và kéo giá vàng trong nước đã quay đầu giảm mạnh xuống. Những người dân chen nhau mua vàng vào những ngày trước đó đã chịu thiệt thòi. Vì vào ngày 11/11, giá vàng trong nước theo đà chững lại của vàng thế giới đã rơi tự do xuống còn 26,700,000đ/lượng chỉ trong một buổi chiều. Ngoại trừ số ít nhận thấy tình hình và bán vàng ra. Sau đợt giảm này, không ít người dở khóc dở cười vì vàng, vì khi nhận thấy món đầu tư của mình không còn lời nữa thì cũng chính những người chen nhau mua nay lại chen nhau bán và thậm chí là bán với giá thấp hơn cả giá họ mua vào. Và rồi sau đó, thị trường vàng trong nước đã gần như chưng hửng trước những đợt dân cao của giá vàng thế giới.

Chiều hôm 11/11, ông Nguyễn Văn Giàu - khi đó là thống đốc ngân hàng nhà nước (NHNN) - đã có một cuộc họp báo về sự bất ổn và giảm giá độ ngột của thị trường vàng trong nước. Trong cuộc họp báo, ông đã xạc định ngay lập tức là giới đầu cơ đã gây ra sốt vàng và khẳng định không phải do khang hiếm nguồn hàng. Ông đã cho dẫn chứng "nói rằng, giá vàng biến động do mất cân đối cung cầu là không đúng bởi những năm gần đây, Việt Nam nhập khẩu vàng với số lượng rất lớn. Cụ thể, năm 2005 nhập khẩu 48 tấn, 2006 là 91 tấn, 2007 là 51 tấn và 2008 nhập khẩu 91 tấn." Nhưng ông Giàu cũng tuyên bố "Sẽ có 5-6 doanh nghiệp được phép nhập khẩu vàng với khối lượng không hạn chế" và cho rằng việc nhập khẩu sẽ hạ nhiệt một thị trường (đã hạ nhiệt sau cơn sốt) và ổn định được tỷ giá trong tương lai.

Nhưng trái với nhận định của ông Giàu, ông Huỳnh Trung Khánh - Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cố vấn hội đồng vàng thế giới - cho rằng "Đợt sốt vàng vừa qua là do trong 18 tháng liền Nhà nước không cho phép nhập khẩu vàng trong khi quý 1/2009, Việt Nam xuất khẩu một lượng vàng khá lớn. Thời kỳ Nhà nước cho phép nhập khẩu thoải mái thì không sốt và giá vàng trong nước chỉ cao hơn thế giới khoảng vài trăm nghìn đồng/lượng. Sự liên thông về cung cầu đã không làm bất ổn giá vàng trong nước”. Ông Vũ Minh Châu - Tổng giám đốc công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu -  thì cũng không loại trừ khả năng đầu cơ trục lợi. Nhưng ông Châu cũng cho rằng "Trong thời điểm nguồn cung hiếm, cạn kiệt, Nhà nước chưa cho phép nhập khẩu vàng, giá vàng trong nước và thế giới thì liên thông, nhưng lượng vàng vật chất thì không liên thông. Trước lực cầu về vàng lớn đã đẩy giá vàng trong nước lên cao."

Đồng tình với ý kiến này ông Đỗ Minh Phú - Tổng giám đốc Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) - cho hay "Việc Nhà nước cấp phép trở lại cho hoạt động nhập khẩu vàng là một động thái mà các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc trong nước trông đợi từ lâu. Từ tháng 5/2008 tới nay, vàng đã không được cấp phép nhập khẩu vào Việt Nam để đảm bảo cân đối vĩ mô." Và cấp phép cho một vài công ty nhập khẩu vàng là động thái đầu tiên của NHNN trong việc bình ổn thị trường vàng. Từ khi cho phép nhập khẩu vàng không giới hạn, giá vàng trong nước và thế giới gần như liên thông với nhau và cũng không có những đợt sốt vàng như ngày 11/11/2009.

Không chỉ riêng cuối năm 2009, mà đó chính là diển biến thị trường vàng từ cuối năm 2008 cho đến tận 2013. Trong thời gian 2009 cho đến 2012, việc cấp quota nhập vàng dừng như tỏ ra khá hiệu quả trong việc hạ sốt cho thị trường. Nhưng việc cấp quota nhập vàng trong nhất thời cũng gây ra những vấn đề khác như việc gom USD tự do ồ ạt đã khiến tỷ giá bất ổn, quyết định của nhà nước thường đi sau thị trường và các công ty thường gặp phải trường hợp nhập vàng mắc và xuất vàng rẽ. Nhưng cứ như một quy luật bất biến, cứ khi NHNN ngưng cho phép nhập khẩu vàng thì không lâu sau giá vàng trong nước tăng mạnh. Có ý kiến cho rằng đó là một sự làm giá và cũng có ý kiến cho rằng không. Nhưng NHNN luôn nhận định bất chấp Việt Nam không phải là một nước sản xuất ra vàng rằng, Việt Nam không hề khan hiếm vàng, chính đầu cơ và tâm lý yếu của người dân là nguyên nhân chính gây ra sốt vàng. NHNN đã thấy rằng thị trường vàng cũng như trứng gà, trứng vịt cần phải được bình ổn thông qua sự can thiệp của nhà nước.

Rối loạn tỷ giá - giam vốn đầu tư
Giá vàng tăng nhanh và tao ra sự chênh lệch lớn với giá vàng thế giới và biện pháp nhập khẩu gần như giải quyết khá tốt vấn đề này mặc dù có một độ trể khá lâu. Nhưng đến cuối năm 2010, khi không chỉ riêng khủng hoảng tài chính ở Mỹ, mà kể cả khủng hoảng nợ công ở Châu Âu cũng bắt đầu nặng nề khi Hy Lạp đã vỡ nợ. Giá vàng thế giới khi đó tăng thậm chí còn mạnh hơn vì NĐT thế giới nhận thấy rằng các trái phiếu chính phủ không còn hấp dẩn nữa và tầm ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công sẽ lan rộng và kéo dài. Khi đó giá vàng thế giới tăng cao đã một lần nữa đã gây ra một cơn sốt vàng nặng trong nước. Nguồn vàng trong nước không đủ cho thoà mảng nhu cầu của người dân cho nên một sự chênh lệch giá giữa giá trong nước và thế giới đã được lập. Măc dù báo giới và chuyên gia đã lên tiếng khuyên can và cho rằng đây không phải là thời điểm để mua vàng nhưng điều đó không ngăn được người dân. Và một lần nữa giới đầu cơ đã bị "kết tội".

Việc nhập khẩu vàng được xem như cần thiết để hạ nhiệt giá vàng và ngăn chặn đầu cơ trong nước. Nhưng Thạc Sỷ Trần Trọng Quốc Khang - Giám đốc Trung tâm Vàng Ngân hàng Á Châu - cảnh báo cho dù nhà nước cho hoặc không cho phép nhập khẩu vàng chính thức thì lực cầu vàng trong nước vẫn sẽ dẩn đến sự bất ổn tỷ giá USD/VND vì nó sẽ tạo ra một lực cầu USD lớn cho việc nhập khẩu vàng. Nhưng điều quan trọng mà ông Khanh liệt kê ra là hàng loạt hệ luỵ mà sự tăng giá của vàng sẽ gây ra cho nền kinh tê Việt Nam ở tầm mức vĩ mô. Ông cho rằng việc người dân, NĐT, đổ vốn vào vàng thì sẽ làm cho hụt nguồn vốn vào chứng khoán và bất động sản.

Có thể nói nhận định của ông Khang về việc nhập khẩu vàng là một điểm sáng trong toàn bộ phân tích của ông. Vì phân tích của ông về việc người dân đổ sô di mua vàng có vẽ là một phân tích ngược và đã không xét đến bản chất của vàng và đầu tư vàng. Trên thực tế, về chứng khoán, tình hình kinh tế khó khăn và tín dụng thắc chặc các công ty gần như không có lời và cổ tức lúc đó cũng chẳng hơn lãi suất ngân hàng là bao nhiêu nhưng lại tiềm ẩn nhiều bất cập, rủi ro. Việc cổ tức không cao khiến bản thân cổ phiếu không còn hấp dẩn để NĐT nhận lãnh rủi ro từ việc mua cổ phiếu. Thêm vào đó, những người sáng suốt vào thời điểm đó sẽ nhận ra được rằng bất động sản chỉ là một quả bóng xì hơi. Hơn nữa, đầu tư BĐS, lúc đó, đòi hỏi rất nhiều vốn và đánh đường dài chứ không còn như những nắm 2008 về trước. Vậy cho nên việc người dân đổ vốn vào vàng cũng là điều dễ hiểu.

Ngoài ra, dự trên kinh nghiệm "lâu năm" của mình, Tiến Sỷ Trần Hoàng Ngân - Hiệu phó Đại học Kinh tế TP HCM - đã đưa nhận định về giá cao của vàng trong nước "Với mức giảm 40 USD của thế giới, lẽ ra trong nước vàng phải giảm khoảng 800.000 đồng về sát 32 triệu đồng một lượng. Nhưng các đầu mối kinh doanh vàng không muốn giá giảm, và họ đã cùng các cửa hàng ngoại tệ tự do kích tỷ giá lên cao để giữ giá vàng". Nhận định của ông Ngân dừng như quá ấu trỉ và phiến diện khi ông cho rằng các đầu mối kinh doanh vàng đã kích tỷ giá USD/VND để giữ giá cao mà quên rằng để nhập vàng hạ nhiệt thì một lượng lớn USD phải bị gom vào. Nguồn cung trong ngắn hạn khang hiếm trong khi các doanh nghiệp vẫn cần ngoài tệ để nhập khẩu ắt sẽ dẩn đến tăng giá USD trong ngắn hạn.

Nhận định của ông Ngân gặp ngay phản đối của các chuyên gia khác, ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji - "khi thị trường biến động, các đầu mối nhập khẩu vàng thường không được tiếp cận nguồn đôla đúng giá niêm yết trong ngân hàng. Trong hoàn cảnh này, để tránh thua thiệt, họ phải ấn định giá bán vàng theo tỷ giá đôla mà thị trường kỳ vọng". Nhưng ông Phú cũng cho rằng "không thể vì thế mà nói giới kinh doanh vàng đang kích tỷ giá lên cao để giữ giá vàng". Ông Trần Thanh Hải - Tổng giám đốc Công ty Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam - đồng tình "nếu được nhập vàng, ngay tại thời điểm chốt giá ở nước ngoài, giới kinh doanh đã phải bán ngay một phần trong nước rồi, chứ không bao giờ liều lĩnh chờ cho tới khi đưa vàng về nước mới bán, để rồi nhỡ giá giảm nhanh lại phải quay ra kích đôla để giử giá".

Bị xem như nguyên nhân của nhiều vấn đề kinh tế trong năm 2009 và kéo dài đến năm 2010. Bị quy kết là gây ra sự bất ổn của tỷ giá USD/VND. Nhưng nếu ta phân tích về cơ bản của vấn đề, tỷ giá tăng là do nhu cầu sử dụng đồng USD tăng đột biến để thoả mãng nhu cầu nhập khẩu vàng hạ nhiệt thị trường trong một lúc. Nói cách khác, nếu như việc nhập khẩu vàng được dàn trải ra suốt năm thay vì dồn dập trong một thời điểm nhất định thì sẽ không xảy ra bất ổn tỷ giá cũng như sốt vàng. Nhưng, trước diển biến phức tạp của giá vàng thế giới và quản lý thị trường vàng một cách lỏng lẻo, thủ tướng chính phủ đã yêu cầu NHNN phối hợp với các bộ ngành rà soát và chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh vàng thời gian qua.

Việc cấp quota nhập khẩu vàng được xem như một biện pháp "chửa cháy" để hạ nhiệt cho thị trường. Nói cách khác, đối với nhà nước nó không được xem như một biện pháp lâu dài. Nhà nước cho rằng cần phải có biện pháp cứng rắng thông qua quyên lực nhà nước để "bình ổn" và quản lý thị trường vàng. Chính vì thế từ cuối năm 2009 cho đến nay chính phủ đã có nhiều biện pháp mạnh tay để "bình ổn" "thị trường" vàng. Bao gồm cả việc đấu thầu để "bình ổn" "thị trường" chứ không "bình ổn" giá. Thông qua các biện pháp mạnh tay NHNN đã hạ nhiệt được lực cầu của thị trường vàng trong nước. Hơn nữa, hiện tượng tỷ giá USD/VND kể từ sau khi NHNN tổ chức đầu thầu cũng đã tăng mạnh vậy thì liệu nó là do đầu mối bán vàng giữ tỷ giá cao để giữ giá vàng hay do gom USD hòng buồn lậu vàng để trục lợi từ chênh lệch giá?
Read More..