Pages

Saturday, May 11, 2013

"Bình Ổn" Thị Trường Vàng - Quản lý thị trường

Trong tiến trình bình ổn thị trường của NHNN có thể thấy qua hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là việc đặc các sàn vàng tự do tự phát ra ngoài vòng pháp luật bằng Thông Báo 369/TB-VPCP, cùng với siết tín dụng vàng bằng Thông Tư 11/2011/TT-NHNN. Giai đoạn hai là hoàn toàn huỷ bỏ thị trường vàng tự do bằng Nghị Đinh 24/2012/NĐ-CP và dẩn tới việc hoàn toàn ngăn cấm kinh doanh vàng miếng và tạo ra thế độc quyển vàng miếng của NHNN.

Giết Sàn Vàng tự phát
Đối tượng đầu tiên là những sàn vàng tự phát, những sàn vàng này thành lập dựa trên Quyết Định 03/2006/QĐ-NHNN. Xuất hiện từ 12/2007, trong suốt quá trình tồn tại ngắn ngủi của mình đã tạo ra nhiều bất cập và xảy những hậu quả đáng kể tiêu biểu là vụ việc của tiệm vàng Tuấn Tài. Ông Huỳnh Trung Khánh - Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cố vấn hội đồng vàng thế giới -  cho rằng việc để tiệm kim hoàng như Tuấn Tài vỡ nợ vì kinh doanh lấn sân cũng có một phần trách nhiệm của NHNN. Điều này thể hiện sự lỏng lẻo trong vai trò quản lý thị trường vàng và đã không có một dự thảo nào để quy định cụ thể về quản lý sàn vàng hòng bảo vệ NĐT.

Trên thực tế, từ cuối năm 2008, NHNN đã cho nghiên cứu thông tư quản lý sàn vàng. Cho đến tháng 8/2009, người ta mới được biết đến một dự thảo thứ 10 về quản lý sàn vàng trong đó quy định chỉ có các NHTM mới được phép mở sàn vàng và với mức ký quỉ 15%. Lý do có sự khắc khe như trên là do NHNN muốn có một sự đảm bảo và giảm rủi ro cho NĐT nhưng không ít ý kiến đã cho rằng đây là một sự ưu tiên cho NHTM và NHNN muốn ép các sàn vàng khác không thuộc NHTM phải đóng cửa. Chính vì áp lực dư luận, một dự thảo khác đã ra đời, dự thảo thứ 11 đã mở rộng đối tượng cho phép các doanh nghiệp có liên kết với NH cũng được phép mở sàn vàng và đồng thời cũng giảm mức ký quỷ xuống còn 10%. Nhưng dự thảo này đã không được trình bày trước chính phủ để thông qua.

Mãi cho đến cuối năm 2009, sau khi có yêu cầu của thủ tướng, ông Nguyễn Văn Giàu đã thông báo rằng NHNN đã trình Chính Phủ hai phương án quản lý sàn vàng, một là "chấm dứt hoạt động của các sàn vàng" và hai là "cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước một cách chặt chẽ, trong đó mức ký quỹ dự kiến có thể lên đến 100%". 2 phương án này so với dự thảo trước đây rất khắc khe và nếu một trong hai phương án này được thông qua thì NĐT đều phải nói lời tạm biệt với sàn vàng. Khi hai phương án này trình lên chính phủ, nó ngay lập tức bị lên án. Ông Trần Quốc Quýnh - Chuyên gia cao cấp Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam - cho rằng cả hai phương án đều không khả thi. Ông Nguyễn Trung Anh - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Vàng Vi Na - nhận xét "Thực tế, kênh đầu tư vàng thu hút dòng vốn đầu tư trong nền kinh tế chủ yếu là do đòn bẩy tài chính trên sàn vàng khá cao." Ông cho rằng tuy đòn bẩy tài chính là con dao hai lưởi nhưng nó chính là điểm hấp dẩn của việc đầu tư sàn vàng và ông cho rằng tăng mức ký quỷ lên 100% sẽ làm giảm sức hút của hình thức đầu tư này. Ông cũng đề nghị "Nếu có thể nên đưa ra phương án 3 là gộp chung quản lý như giao dịch chứng khoán và có cơ chế quản lý chặt chẽ." Một số nhà phân tích cho rằng cả hai phương án trên của NHNN đều bị cho là vi phạm luật. Vì đã không có một dự thảo nào chính thức được thông qua để quản lý và quy định về hoạt động của sàn vàng. Hơn nữa việc cấm sàn vàng hoạt động là trái với Nghị định 59/2006/NĐ-CP và nguyên tắc "người dân được làm bất kỳ điều gì nhà nước không cấm".

Nhưng những lý lẽ của các chuyên gia đã không làm thay đổi được quyết định của nhà quản lý. Với hy vọng nguồn vốn đầu tư vào sàn vàng sẽ đổ dồn vào những thị trường khác. 30/12/2009, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đọc Thông Báo 369/TB-VPCP đưa ra kết luận của ông về hoạt động kinh doanh vàng. Trong kết luận này ông yêu cầu trong vòng 90 ngày "mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước phải chấm dứt hoạt động". Và ngay lập tức Quyết Định 03/2006/QĐ-NHNN bị bải bỏ. Từng được xem như một công cụ giúp đưa thị trường vàng Việt Nam đến gần hơn với thị trường vàng thế giới thì chỉ 3 năm sau, hình thức này lại bị coi là một hình thức kinh doanh rủi ro coi và không khác gì cờ bạc. Vì yêu cầu này của thủ tướng chính phủ, ngày 06/01/2010, ông Nguyễn Văn Giàu đã ký Thông Tư 01/2010/TT-NHNN nhằm bải bỏ 03/2006/QĐ-NHNN và yếu cầu các tổ chức tín dụng chấm dứ giao dịch vàng tài khoản ở nước ngoài. Nhưng khi hạn tất toàn 90 là quá gấp gáp khiến các ngân hàng không đủ thời gian để thực hiện cú click chuột của mình. Vào ngày 25/03, NHNN đã được chỉ đạo của nhà nước và ban hành thông tư 10/2010/TT-NHNN về gia hạn Thông Tư 01/2010/TT-NHNN thêm 90 ngày nữa.

Việc cấm các sàn vàng ảo hoạt động một cách triệt để, đã đẩy các sàn vàng trong thời điểm lúc đó đối diện với hai lựa chọn một là làm theo pháp luật, đóng cửa và chịu mất một khoản lợi nhuận lớn, hai là ra ngoài vòng pháp luật. Không ít sàn vàng lựa cách hai, và chính cách này đã đẩy những NĐT trên những sàn này đối diện với hai lựa chọn, một là từ bỏ và tìm phương kế khác, hai là buộc phải đi "chơi đêm" cùng với doanh nghiệp, không được sự bảo vệ của luật pháp và hy vọng vào cái tâm của doanh nghiệp. Cà hai cách hai điều buộc NĐT gánh nhiều hậu quả đáng tiếc. Nhưng ngày sau khi việc "giết" sàn vàng hoàn tất, thị trường vàng đã được một thời gian ổn định và lãi xuất huy động vàng cũng giảm mạnh xuống gần dưới 0%/năm chỉ còn giá trị tượng trưng. Điều này khiến nhiều người tin rằng nguồn trong vàng rồi sẽ chuyễn qua VND vì lãi suất đang tốt. Nhưng khi đó, người ta khó có thể nói rằng đó là do "hiệu quả" của chính sách điều hành kinh tế của nhà nước hay là đó chỉ là hiện tượng "sau cơn mưa trời lại sáng"? Nhưng vào quý 3 năm 2010, người ta đã có câu trả lời đó chỉ là "sau cơn mưa trời lại sáng" và rồi mưa bảo lại kéo đến.

"Siết" tín dụng vàng
Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN1, đã có cái nhìn cởi mở và tạo điều kiện thoáng hơn cho các NHTM mở ra các gói tín dụng vàng. Chính vì thế, không ít doanh nghiệp vì lãi suất vay vàng thấp hơn rất nhiều so với VND và tín dụng vàng cũng dễ dãi hơn USD mà đã làm hồ sơ vay vàng thay vì VND. Nhưng khi sốt vàng khiến giá vàng tăng cao cũng đúng vào lúc đáo hạn nợ đã kiến cho không ít doanh nghiệp khốn đốn vì đã vay vàng thay vì VND.

Căn cứ quyết đinh 432 thì ngân hàng có thể dùng vàng huy động được quy đổi thành tiền đồng và cho vay và chỉ cần mua vàng vào lại khi cần cân đối trạng thái. Sự thông thoáng của quyết đinh 432 đã giúp tăng nguồn tín dụng cho ngân hàng cũng như doanh nghiệp. Khi thị trường vàng bất ổn, việc sử dụng không khéo nguồn tín dụng này đã khiến không it doanh nghiệp phải khốn đốn thậm chí lỗ nặng sau khi tất toán nợ và khiến các ngân hàng cũng phải lao đao. Chính vì vậy, để giảm rủi ro cho tín dụng này theo ông Huynh Trung Khánh - thành viên Hội đồng vàng thế giới - "Ngân hàng thường huy động vàng lãi suất thấp, bán ra lấy tiền đồng để cho vay ở lãi suất cao, còn phần chênh lệch ngân hàng cũng sẽ bảo hiểm rủi ro bằng cách đi mua hợp đồng tương lai, option hay swap. Do đó vàng trở nên quan trọng với các ngân hàng thương mại và có khi chiếm tới 50% lợi nhuận hằng năm của một ngân hàng". Chính vì thế hoạt động tín dụng vàng cũng không mạo hiểm như người ta vẫn nghĩ. Nhưng điều làm NHNN băn khoăn có lẽ chính là việc tự cân đối vàng của NHTM có hoạt động huy động vàng và đó cũng bị cho là một nguyên nhân khiến cho thị trường bất ổn.

Ngoài ra, hiện tượng khách hàng vay vàng rồi trả vàng rồi lại vay lại trong ngắn hạn cũng khiến không ít ngân hàng hụt hơi. Để lý giải hiện tượng này, ta cần nhìn lại cơn sốt vàng vào cuối năm 2009. Cũng như những cơn sốt vàng khác, ngoài việc đổ sô đi mua vàng vật chất, một số NĐT còn vận dụng linh hoạt hơn các gói tín dụng của ngân hàng nhằm trục lợi. Phổ biến là NĐT thế chấp tài sản để vay vàng của NHTM sau chờ giá lên để đem bán ra hưởng chênh lệch, sau đó mua khi giá xuống để trả cho ngân hàng. Ngoài ra, có những NĐT thế chấp vàng (hoặc sổ tiết kiệm vàng) cho ngân hàng lấy tiền đồng. Rồi, họ dùng tiền đó mua lại vàng và gửi lại ngân hàng và cũng như vậy họ chờ giá lên cao để bán và trả lại tiền cho ngân hàng và hưởng phần chênh lệch. Mặc dù khá mạo hiểm, nhưng nếu NĐT biết vận dụng chính sách tín dụng vàng linh hoạt của ngân hàng thì họ cũng có thể kiếm lời không ít. Đó cũng là điều kiện cho những NĐT không có tiền mặc vẫn có thể huy động được một lượng lớn vàng mà lướt sóng.

Nhưng dưới cái nhìn của NHNN, thì tín dụng vàng tiềm ẩn nhiều rủi cho doanh nghiệp và cho ngân hàng. Hiện tượng NĐT lợi dụng các gói tín dụng này để trục lợi và lướt sóng cũng khiến NHNN nhận ra rằng tín dụng vàng nhiều khả nằng là công cụ của giới đầu cơ vàng để làm lũng đoạn thị trường hòng trục lợi từ chênh lệch giá vàng. Dưới gọc nhìn đó, ngày 07/04/2010, ông Nguyễn Văn Giàu đã tuyên bố "Ngân hàng nhà nước đang nghiên cứu theo hướng không cho phép chuyển đổi vốn huy động bằng vàng sang tiền đồng, thậm chí có thể không khuyến khích hoạt động huy động và cho vay bằng vàng vì tiềm ẩn nhiều rủi ro". Quan điểm của NHNN đã được Tiến sĩ Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP HCM - ủng hộ "biện pháp này sẽ ngăn chặn được một số ngân hàng lợi dụng huy động và cho vay vàng để kinh doanh các hình thức khác như đầu tư vàng vật chất kỳ hạn. Chính tình trạng này gây ra những cơn sóng gió trên thị trường vàng vào năm ngoái."

Thêm vào đó ông Trần Hoàng Ngân - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia - và ông Trương Văn Phước - Tổng giám đốc Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) - đồng quan điểm và cho rằng NHNN nên phát hành trái phiếu vàng để có thể huy động và tránh lãng phí nguồn lực tiềm ẩn của quốc gia. Ngoài ra, ông Huỳnh Trung Khánh cảnh báo rằng "Người dân Việt Nam từ xưa đến nay có thói quen cất giữ tài sản bằng vàng và một bộ phận vẫn còn quen thanh toán bằng vàng. Ngân hàng Nhà nước có cấm ngân hàng thương mại huy động và cho vay bằng vàng hay không, thì người dân vẫn cứ mua tích trữ. Nếu số vàng này không được các nhà băng huy động thì người dân giữ nguyên trong két, gây ra sự lãng phí". Mặc dù, liên tục được các chuyên gia cảnh báo về sự lãng phí nguồn lực quốc gia, NHNN vẫn bảo lưu ý kiến.

Sau lời tuyên bố của ông Giàu trên báo, thị trường tín dụng vàng đã có động thái hạ lãi suất huy động. Có hiện tượng này vì đã có tiền lệ sàn vàng trước đó chưa đầy 1 năm. Cho dù là một ngành kinh doanh phát đạt và hoàn toàn theo pháp luật nhưng vì bị coi là tiềm ẩn nhiều rủi ro đã bị ngăn cấm hoàn toàn. Theo lý giải của ông Huynh Trung Khánh "Các ngân hàng phải hạ lãi suất mong người dân rút vàng ra bớt, để tránh căng thẳng thêm khi không có đầu ra cho vàng.". Nhưng cũng như phần lớn những chính sách khác của Việt Nam, việc nghiên cứu quản lý tín dụng vàng lần này của NHNN cũng có đọ trì trệ cao và phải gần 6 tháng sau (ngày 01/10/2010), khi đó cũng là lúc các ngân hàng đang đẩy mạnh huy động trở lại vàng sau một thời gian dài hạ lãi suất để người dân rút vàng ra từ từ, ông Nguyễn Vãn Giàu mới cho thông báo "Ngân hàng Nhà nước đang yêu cầu các ngân hàng báo cáo tình hình cho vay vàng từ đầu tháng 9 tới nay, để có phương án xử lý nếu có dấu hiệu bất thường".

Và cuối tháng 10/2010, với lòng tin là sẽ giảm được tình trạng đôla hoả nền kinh tế, thông tư 22/2010/TT-NHNN đã được ban hành. Ông Nguyễn Ngọc Bảo - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - giải thích việc ban hành thông tư này là để giảm rủi ro cho chính người dân trước hiện tượng đầu cơ trục lợi từ thị trường vàng đang bất ổn. Thông tư này quy định "Về số vốn huy động được bằng vàng, tổ chức tín dụng sẽ không được phép chuyển thành đồng Việt Nam và các hình thức bằng tiền khác để kinh doanh (trước đây, ngân hàng được phép chuyển 30% số vàng này thành tiền để bổ sung vào nguồn vốn cho vay). Đối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành tiền trước thời điểm Thông tư có hiệu lực, các ngân hàng phải giảm dần và tất toán chậm nhất trước ngày 1/7/2011." Nói một cách khác thông từ đã tước đi một trong những mảng kinh doanh lợi nhuận cao của các NHTM và cũng với thông tư này theo ông Bảo sẽ khiến NHTM và người dân it mặn mà với việc huy động và gửi tiết kiệm vàng.

Có thể nói thông tư này khiến tín dụng vàng trở nên kém linh hoạt và làm giảm mạnh tính hấp dẩn rất nhiều. Nói cách khác thông tư này giống như là một bước đệm để thúc đẩy quá trình tất toán trại thái vàng trong NHTM. Nhưng dừng như điều đó cũng vẫn không làm mất đi lòng tin của người dân về vàng là một trong những con đê chắn sóng lạm phát hửu hiệu nhất. Và rồi chỉ hơn 6 tháng sau vào ngày 1/05/2011, thông tư 11/2011/TT-NHNN đã ra đời và hoàn toàn cấm tín dụng vàng. Khi đó vàng gữi vào trong các NHTM là nội bất xuất ngoại bất nhập. Kể từ thông tư 11, thì vàng chỉ là một đống kim loại màu vàng sáng loáng ánh kim và hoàn toàn không thể sinh lợi gì cho nền kinh tế. Nhưng bất chấp mọi cố gắng của nhà nước bản chất của vàng và truyền thống lâu đời của người Việt Nam vẫn dẩn dắt người dân đi mua vàng. Khi đó hành động mua vàng của người dân đã bị lên án. NHNN đã có những biện pháp mạnh tay hơn để "bình ổn" thị trường vàng và "nạn nhân" kế tiếp chính là những tiệm vàng.

No comments:

Post a Comment