Pages

Saturday, May 4, 2013

"Bình Ổn" Thị Trường Vàng - Vàng "kẻ tội đồ"

Khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến cho kinh tế Mỹ bị trì trệ do bong bóng bất động sản đang xì hơi và nợ xấu tăng cao, đồng USD liên tục bị mất giá. Những tháng cuối năm 2009, khi đồng USD không còn là món đầu tư có lời thì nhiều nhà đầu tư (NĐT) đã chuyển hướng san vàng. Vào năm 2009 khi hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bắt đầu đậm nét thì cũng là lúc giá vàng có nhiều bước đột phá. Liên tục lập hết kỷ lục này đến kỷ lục khác, điển biến giá vàng của thị trường thế giới hoàn toán nằm ngoài dự đoán của giới đầu tư thế giới. Điều đó khiến thị trường vàng trong nước cũng chịu ảnh hưởng lớn.

Bất ổn thị trường
Đầu tháng 11/2009 ,trong khi thị trường vàng thế giới vẫn còn giằng co ở mức 1,100USD/ounce, vào ngày 06/11, thì thị trường trong nước lại tiếp tục đà tăng của mình. Cho tới ngày 09/11, giá vàng thế giới đã phá tung ngưỡng 1,100USD/ounce, thì thị trường vàng trong nước lúc này diển ra một cơn sốt vàng. Người dân gần như đã điên lên vì vàng và chấp nhận nhiều rủi ro và công sức chỉ để mua được vàng. Khi giá vàng thế giới đang trên đà tăng mạnh, người dân đã có động thái mua vào mạnh hòng khi giá lên đỉnh điểm thì họ sẽ bán ra để hưởng chênh lệch. Ghi nhận của VnExpress, vào ngày 09/11, người dân Hà Nội đã lủ lược chen nhau để mua vàng. Người dân thậm chí còn rút tiền gửi tiết kiệm để mua vàng lực mua tăng đột biến khiến giá vàng trong nước tăng mạnh và tạo ra một khoản chênh lệch lớn giữ vàng trong nước và vàng thế giới khoản 1,000,000đ. Ngoài ra, một số người đã chấp nhận trả tiền trước và nhận vàng sau trong lúc chờ đợi vàng từ trong Tp.HCM chuyển ra Hà Nội, theo ghi nhận của VnEconomy vào ngày 10/11. 

Nhưng rồi vào ngày 11/11, khi giá vàng trong nước lên được ở mức 29,000,000đ/lượng (chênh lệch gần 3,600,000đ với giá thế giới) thì một lượng lớn vàng được bán ra và kéo giá vàng trong nước đã quay đầu giảm mạnh xuống. Những người dân chen nhau mua vàng vào những ngày trước đó đã chịu thiệt thòi. Vì vào ngày 11/11, giá vàng trong nước theo đà chững lại của vàng thế giới đã rơi tự do xuống còn 26,700,000đ/lượng chỉ trong một buổi chiều. Ngoại trừ số ít nhận thấy tình hình và bán vàng ra. Sau đợt giảm này, không ít người dở khóc dở cười vì vàng, vì khi nhận thấy món đầu tư của mình không còn lời nữa thì cũng chính những người chen nhau mua nay lại chen nhau bán và thậm chí là bán với giá thấp hơn cả giá họ mua vào. Và rồi sau đó, thị trường vàng trong nước đã gần như chưng hửng trước những đợt dân cao của giá vàng thế giới.

Chiều hôm 11/11, ông Nguyễn Văn Giàu - khi đó là thống đốc ngân hàng nhà nước (NHNN) - đã có một cuộc họp báo về sự bất ổn và giảm giá độ ngột của thị trường vàng trong nước. Trong cuộc họp báo, ông đã xạc định ngay lập tức là giới đầu cơ đã gây ra sốt vàng và khẳng định không phải do khang hiếm nguồn hàng. Ông đã cho dẫn chứng "nói rằng, giá vàng biến động do mất cân đối cung cầu là không đúng bởi những năm gần đây, Việt Nam nhập khẩu vàng với số lượng rất lớn. Cụ thể, năm 2005 nhập khẩu 48 tấn, 2006 là 91 tấn, 2007 là 51 tấn và 2008 nhập khẩu 91 tấn." Nhưng ông Giàu cũng tuyên bố "Sẽ có 5-6 doanh nghiệp được phép nhập khẩu vàng với khối lượng không hạn chế" và cho rằng việc nhập khẩu sẽ hạ nhiệt một thị trường (đã hạ nhiệt sau cơn sốt) và ổn định được tỷ giá trong tương lai.

Nhưng trái với nhận định của ông Giàu, ông Huỳnh Trung Khánh - Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cố vấn hội đồng vàng thế giới - cho rằng "Đợt sốt vàng vừa qua là do trong 18 tháng liền Nhà nước không cho phép nhập khẩu vàng trong khi quý 1/2009, Việt Nam xuất khẩu một lượng vàng khá lớn. Thời kỳ Nhà nước cho phép nhập khẩu thoải mái thì không sốt và giá vàng trong nước chỉ cao hơn thế giới khoảng vài trăm nghìn đồng/lượng. Sự liên thông về cung cầu đã không làm bất ổn giá vàng trong nước”. Ông Vũ Minh Châu - Tổng giám đốc công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu -  thì cũng không loại trừ khả năng đầu cơ trục lợi. Nhưng ông Châu cũng cho rằng "Trong thời điểm nguồn cung hiếm, cạn kiệt, Nhà nước chưa cho phép nhập khẩu vàng, giá vàng trong nước và thế giới thì liên thông, nhưng lượng vàng vật chất thì không liên thông. Trước lực cầu về vàng lớn đã đẩy giá vàng trong nước lên cao."

Đồng tình với ý kiến này ông Đỗ Minh Phú - Tổng giám đốc Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) - cho hay "Việc Nhà nước cấp phép trở lại cho hoạt động nhập khẩu vàng là một động thái mà các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc trong nước trông đợi từ lâu. Từ tháng 5/2008 tới nay, vàng đã không được cấp phép nhập khẩu vào Việt Nam để đảm bảo cân đối vĩ mô." Và cấp phép cho một vài công ty nhập khẩu vàng là động thái đầu tiên của NHNN trong việc bình ổn thị trường vàng. Từ khi cho phép nhập khẩu vàng không giới hạn, giá vàng trong nước và thế giới gần như liên thông với nhau và cũng không có những đợt sốt vàng như ngày 11/11/2009.

Không chỉ riêng cuối năm 2009, mà đó chính là diển biến thị trường vàng từ cuối năm 2008 cho đến tận 2013. Trong thời gian 2009 cho đến 2012, việc cấp quota nhập vàng dừng như tỏ ra khá hiệu quả trong việc hạ sốt cho thị trường. Nhưng việc cấp quota nhập vàng trong nhất thời cũng gây ra những vấn đề khác như việc gom USD tự do ồ ạt đã khiến tỷ giá bất ổn, quyết định của nhà nước thường đi sau thị trường và các công ty thường gặp phải trường hợp nhập vàng mắc và xuất vàng rẽ. Nhưng cứ như một quy luật bất biến, cứ khi NHNN ngưng cho phép nhập khẩu vàng thì không lâu sau giá vàng trong nước tăng mạnh. Có ý kiến cho rằng đó là một sự làm giá và cũng có ý kiến cho rằng không. Nhưng NHNN luôn nhận định bất chấp Việt Nam không phải là một nước sản xuất ra vàng rằng, Việt Nam không hề khan hiếm vàng, chính đầu cơ và tâm lý yếu của người dân là nguyên nhân chính gây ra sốt vàng. NHNN đã thấy rằng thị trường vàng cũng như trứng gà, trứng vịt cần phải được bình ổn thông qua sự can thiệp của nhà nước.

Rối loạn tỷ giá - giam vốn đầu tư
Giá vàng tăng nhanh và tao ra sự chênh lệch lớn với giá vàng thế giới và biện pháp nhập khẩu gần như giải quyết khá tốt vấn đề này mặc dù có một độ trể khá lâu. Nhưng đến cuối năm 2010, khi không chỉ riêng khủng hoảng tài chính ở Mỹ, mà kể cả khủng hoảng nợ công ở Châu Âu cũng bắt đầu nặng nề khi Hy Lạp đã vỡ nợ. Giá vàng thế giới khi đó tăng thậm chí còn mạnh hơn vì NĐT thế giới nhận thấy rằng các trái phiếu chính phủ không còn hấp dẩn nữa và tầm ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công sẽ lan rộng và kéo dài. Khi đó giá vàng thế giới tăng cao đã một lần nữa đã gây ra một cơn sốt vàng nặng trong nước. Nguồn vàng trong nước không đủ cho thoà mảng nhu cầu của người dân cho nên một sự chênh lệch giá giữa giá trong nước và thế giới đã được lập. Măc dù báo giới và chuyên gia đã lên tiếng khuyên can và cho rằng đây không phải là thời điểm để mua vàng nhưng điều đó không ngăn được người dân. Và một lần nữa giới đầu cơ đã bị "kết tội".

Việc nhập khẩu vàng được xem như cần thiết để hạ nhiệt giá vàng và ngăn chặn đầu cơ trong nước. Nhưng Thạc Sỷ Trần Trọng Quốc Khang - Giám đốc Trung tâm Vàng Ngân hàng Á Châu - cảnh báo cho dù nhà nước cho hoặc không cho phép nhập khẩu vàng chính thức thì lực cầu vàng trong nước vẫn sẽ dẩn đến sự bất ổn tỷ giá USD/VND vì nó sẽ tạo ra một lực cầu USD lớn cho việc nhập khẩu vàng. Nhưng điều quan trọng mà ông Khanh liệt kê ra là hàng loạt hệ luỵ mà sự tăng giá của vàng sẽ gây ra cho nền kinh tê Việt Nam ở tầm mức vĩ mô. Ông cho rằng việc người dân, NĐT, đổ vốn vào vàng thì sẽ làm cho hụt nguồn vốn vào chứng khoán và bất động sản.

Có thể nói nhận định của ông Khang về việc nhập khẩu vàng là một điểm sáng trong toàn bộ phân tích của ông. Vì phân tích của ông về việc người dân đổ sô di mua vàng có vẽ là một phân tích ngược và đã không xét đến bản chất của vàng và đầu tư vàng. Trên thực tế, về chứng khoán, tình hình kinh tế khó khăn và tín dụng thắc chặc các công ty gần như không có lời và cổ tức lúc đó cũng chẳng hơn lãi suất ngân hàng là bao nhiêu nhưng lại tiềm ẩn nhiều bất cập, rủi ro. Việc cổ tức không cao khiến bản thân cổ phiếu không còn hấp dẩn để NĐT nhận lãnh rủi ro từ việc mua cổ phiếu. Thêm vào đó, những người sáng suốt vào thời điểm đó sẽ nhận ra được rằng bất động sản chỉ là một quả bóng xì hơi. Hơn nữa, đầu tư BĐS, lúc đó, đòi hỏi rất nhiều vốn và đánh đường dài chứ không còn như những nắm 2008 về trước. Vậy cho nên việc người dân đổ vốn vào vàng cũng là điều dễ hiểu.

Ngoài ra, dự trên kinh nghiệm "lâu năm" của mình, Tiến Sỷ Trần Hoàng Ngân - Hiệu phó Đại học Kinh tế TP HCM - đã đưa nhận định về giá cao của vàng trong nước "Với mức giảm 40 USD của thế giới, lẽ ra trong nước vàng phải giảm khoảng 800.000 đồng về sát 32 triệu đồng một lượng. Nhưng các đầu mối kinh doanh vàng không muốn giá giảm, và họ đã cùng các cửa hàng ngoại tệ tự do kích tỷ giá lên cao để giữ giá vàng". Nhận định của ông Ngân dừng như quá ấu trỉ và phiến diện khi ông cho rằng các đầu mối kinh doanh vàng đã kích tỷ giá USD/VND để giữ giá cao mà quên rằng để nhập vàng hạ nhiệt thì một lượng lớn USD phải bị gom vào. Nguồn cung trong ngắn hạn khang hiếm trong khi các doanh nghiệp vẫn cần ngoài tệ để nhập khẩu ắt sẽ dẩn đến tăng giá USD trong ngắn hạn.

Nhận định của ông Ngân gặp ngay phản đối của các chuyên gia khác, ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji - "khi thị trường biến động, các đầu mối nhập khẩu vàng thường không được tiếp cận nguồn đôla đúng giá niêm yết trong ngân hàng. Trong hoàn cảnh này, để tránh thua thiệt, họ phải ấn định giá bán vàng theo tỷ giá đôla mà thị trường kỳ vọng". Nhưng ông Phú cũng cho rằng "không thể vì thế mà nói giới kinh doanh vàng đang kích tỷ giá lên cao để giữ giá vàng". Ông Trần Thanh Hải - Tổng giám đốc Công ty Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam - đồng tình "nếu được nhập vàng, ngay tại thời điểm chốt giá ở nước ngoài, giới kinh doanh đã phải bán ngay một phần trong nước rồi, chứ không bao giờ liều lĩnh chờ cho tới khi đưa vàng về nước mới bán, để rồi nhỡ giá giảm nhanh lại phải quay ra kích đôla để giử giá".

Bị xem như nguyên nhân của nhiều vấn đề kinh tế trong năm 2009 và kéo dài đến năm 2010. Bị quy kết là gây ra sự bất ổn của tỷ giá USD/VND. Nhưng nếu ta phân tích về cơ bản của vấn đề, tỷ giá tăng là do nhu cầu sử dụng đồng USD tăng đột biến để thoả mãng nhu cầu nhập khẩu vàng hạ nhiệt thị trường trong một lúc. Nói cách khác, nếu như việc nhập khẩu vàng được dàn trải ra suốt năm thay vì dồn dập trong một thời điểm nhất định thì sẽ không xảy ra bất ổn tỷ giá cũng như sốt vàng. Nhưng, trước diển biến phức tạp của giá vàng thế giới và quản lý thị trường vàng một cách lỏng lẻo, thủ tướng chính phủ đã yêu cầu NHNN phối hợp với các bộ ngành rà soát và chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh vàng thời gian qua.

Việc cấp quota nhập khẩu vàng được xem như một biện pháp "chửa cháy" để hạ nhiệt cho thị trường. Nói cách khác, đối với nhà nước nó không được xem như một biện pháp lâu dài. Nhà nước cho rằng cần phải có biện pháp cứng rắng thông qua quyên lực nhà nước để "bình ổn" và quản lý thị trường vàng. Chính vì thế từ cuối năm 2009 cho đến nay chính phủ đã có nhiều biện pháp mạnh tay để "bình ổn" "thị trường" vàng. Bao gồm cả việc đấu thầu để "bình ổn" "thị trường" chứ không "bình ổn" giá. Thông qua các biện pháp mạnh tay NHNN đã hạ nhiệt được lực cầu của thị trường vàng trong nước. Hơn nữa, hiện tượng tỷ giá USD/VND kể từ sau khi NHNN tổ chức đầu thầu cũng đã tăng mạnh vậy thì liệu nó là do đầu mối bán vàng giữ tỷ giá cao để giữ giá vàng hay do gom USD hòng buồn lậu vàng để trục lợi từ chênh lệch giá?

No comments:

Post a Comment